JD là gì? Cách đọc JD chuẩn chỉnh

Chắc chắn khi bạn đang có ý định apply vào một công việc nào đó, bạn đã không còn lạ lẫm gì với cụm từ…

...
Twitter
LinkedIn
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Chắc chắn khi bạn đang có ý định apply vào một công việc nào đó, bạn đã không còn lạ lẫm gì với cụm từ JD và thậm chí đã đọc hàng trăm JD từ các vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Mình dám chắc rằng đôi lúc bạn sẽ bị ngợp với những yêu cầu và mô tả trong JD như “Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo”, “kĩ năng lãnh đạo”, “mức lương thỏa thuận theo năng lực”…đặc biệt là những newbie mới bước chân vào thị trường việc làm.

Bạn có biết rằng, biết cách đọc JD đúng cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc ứng tuyển vào một công việc nào đó không? Vậy hãy cùng CareerPrep “giải mã” cách đọc JD để xác định đúng hướng trong hành trình đi làm của mình nha.

JD là gì?

JD là viết tắt của Job Description – là bản mô tả công việc. Nội dung của nó bao gồm vị trí, chức năng, yêu cầu năng lực cũng như các chính sách đãi ngộ với công việc. Thông qua JD, chúng ta có thể hiểu một cách sơ bộ đối những công việc cần làm cho vị trí công việc nhất định. Ngoài ra với một số công ty, bạn có thể hiểu được cơ bản về cấu trúc vận hành cũng như những mảng hoạt động của công ty.

Cách đọc JD “chuẩn chỉnh”

Đầu tiên là hãy tìm hiểu về công ty 

Việc này vô cùng quan trọng, bạn phải tìm hiểu thật kĩ thông tin về công ty như môi trường làm việc, lĩnh vực hoạt động, quy mô nhân sự….Đầu tiên là để kiểm tra xem liệu bạn có thực sự hợp với môi trường của công ty không? Hoặc đôi lúc là để tránh bị lừa bởi các công ty đa cấp, công ty ma… Đặc biệt bạn nên thận trọng với những JD có đãi ngộ cao quá mức mà yêu cầu ứng viên lại không cao, hay những JD có nội dung không rõ ràng hoặc quá sơ sài.

Ngoài ra, bạn có thể tìm việc trên các trang tìm việc uy tín như Ybox, Vietnamworks… hoặc qua nguồn giới thiệu từ các group ngành nghề uy tín hoặc từ một ai đó/ trang nào đó mà bạn tin tưởng. Như vậy có thể đảm bảo hơn về uy tín công ty.

Hãy chú ý đến phần yêu cầu ứng viên

  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Chứng chỉ 
  • Kĩ năng

Tùy thuộc vào tính chất công việc mà phần yêu cầu này sẽ khác nhau, đôi khi là cùng 1 job title nhưng yêu cầu công việc cũng sẽ khác nhau ở các công ty khác nhau. Vì vậy bạn hãy đảm bảo rằng bạn có đủ những yêu cầu công ty đề ra và hãy viết chúng đầy đủ vào trong CV của bạn.

▶️Ví dụ: Nhà tuyển dụng yêu cầu bạn có kĩ năng tiếng anh, bạn hãy liệt kê ra những chứng chỉ có liên quan như IELTS, TOEIC… vào CV của bạn. 

Hoặc nếu có những yêu cầu mang tính chung chung, không thể lượng hóa được như “kỹ năng thuyết trình”, “chịu áp lực tốt”, “làm việc nhóm” thì lúc này bạn phải cần đến một Cover Letter để có thể “giãi bày” hết những kĩ năng đó cho nhà tuyển dụng, có thể qua những công việc bạn từng làm hoặc qua những trải nghiệm mà bạn có trên giảng đường như “thường xuyên thuyết trình trước 200 người mà không bị run” ….

Đọc thêm: Làm thế nào để viết Cover Letter?

Ngoài ra, trong phần này bạn có thể liệt kê những khóa học thêm bên ngoài về chuyên môn hoặc những bằng cấp bạn có ở chuyên môn đó tùy thuộc vào công việc mà bạn apply để tăng sức nặng cho CV của mình. Ví dụ như trong lĩnh vực kế kiểm, bạn có thể cung cấp thêm chứng chỉ mà bạn có như CFA…

CareerPrep biết rằng có rất nhiều bạn sinh viên mang nỗi sợ “CV trắng” vì có ít kinh nghiệm làm việc cũng như các hoạt động ngoại khóa. Vì thế, CareerPrep xin giới thiệu đến các bạn khóa học nhỏ “Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp” để giúp các bạn đánh bay nỗi sợ ấy và có cho mình được một tấm CV chinh phục nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên

Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp

Đọc kĩ những nhiệm vụ công việc

Nhiệm vụ công việc trong mỗi JD sẽ hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào vị trí và từng công ty. Và những nhiệm vụ này thường sẽ được liệt kê theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Mô tả công việc không chỉ giúp bạn hiểu được những công việc mà mình sẽ làm mà nó còn là gợi ý về những kĩ năng cũng như kiến thức bạn cần điền vào JD.

Và một lý do nữa mình khuyên bạn nên đọc thật kĩ JD đó là tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi có chứa những keyword họ đã viết trong JD để đảm bảo bạn đã hiểu JD của họ và đôi khi những câu hỏi đó sẽ là một phần quan trọng trong vòng phỏng vấn của bạn.

Hiểu những “sự thật ngầm” trong JD

Cách đọc JD
Nguồn: Unsplash

Mình chắc chắn rằng khi bạn đã đọc qua nhiều JD, bạn sẽ khá “quen mặt” với một số cụm từ như: “Thời gian làm việc linh hoạt”, hay “lương thỏa thuận theo năng lực”. Có một số sự thật ngầm mà bạn cần hiểu ở đây trước khi bạn chỉnh sửa JD và Cover Letter để apply vào công ty đó. Dưới đây là một cài “giải mã” của CareerPrep về những sự thật ngầm trong những cụm từ này.

Mô tả trong JD Thực tế
Thời gian làm việc linh hoạt Bạn sẽ phải làm việc cả vào buổi tối hoặc cuối tuần
Có khả năng chịu được áp lực Bạn sẽ bị kiểm soát kĩ từng sản phẩm bạn làm ra
Thành thạo Javascript, Excel, Photoshop… Một mình bạn có thể phải làm đầu việc của 3 người.
Lương thỏa thuận theo năng lực Lương thấp hoặc không ổn định.

Nhưng đến cuối cùng, trước khi cặm cụi ngồi sửa CV, bạn hãy thực sự hỏi kĩ bản thân: “Mình có phù hợp với công việc này, môi trường này không”. 

Bạn hãy nhớ rằng, cùng một job title, nhưng ở các công ty khác nhau, công việc và nhiệm vụ của bạn cũng khác nhau. Ví dụ như bạn apply vào Startup, bạn sẽ phải làm rất nhiều đầu việc, đổi lại bạn có nhiều cơ hội thăng tiến dễ dàng và phát triển khả năng lãnh đạo hơn.

Còn nếu bạn apply vào Bigcorp, bạn sẽ được làm chuyên sâu vào một công việc mà bạn giỏi nhất và được làm trong môi trường chuyên nghiệp nhưng bạn sẽ ít có cơ hội được học hỏi và thăng tiến như Startup. Và mỗi công ty cũng sẽ có văn hóa làm việc, môi trường hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bạn hãy hiểu bản thân thật kĩ trước khi quyết định apply nha. Chúc bạn thành công.

Còn nếu những ai đang ở  điểm xuất phát là cảm giác hoang mang, lạc lối, không biết mình thích gì, phù hợp với gì hay nên bắt đâu từ đâu thì CareerPrep đã có giải pháp cho bạn đây. Careerprep sẽ tổ chức buổi tư vấn định hướng 1-1 với chuyên gia dành cho các bạn muốn gỡ rối tất cả những thắc mắc của bản thân trên con đường ứng tuyển. Một buổi mentoring sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức để khám phá chính mình, để hiểu chính mình đó nên là hãy nhanh tay đăng ký nhé

Tự tin chinh phục thị trường tuyển dụng

Đọc thêm: (Phần 1) Công ty lớn vs Start-up, đâu là môi trường dành cho bạn?

 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!