Sau khi cầm trong tay tấm bằng Đại học, các bạn sinh viên thường băn khoăn không biết nên bắt đầu công việc đầu tiên ở một công ty lớn hay công ty nhỏ. Việc chọn lựa giữa “niềm tự hào khi được làm việc tại một tập đoàn lớn” và “cơ hội học hỏi từ một công ty nhỏ” yêu cầu bạn phải có một cái nhìn khách quan về bản thân cũng như về những gì các công ty mang lại.
Hãy cùng Ta đi làm với Tây khám phá xem liệu những sinh viên mới ra trường sẽ ĐƯỢC – MẤT gì khi khởi đầu sự nghiệp tại những công ty lớn nhé.
———————————
ƯU ĐIỂM
Mức lương hấp dẫn
Thông thường, lương và chế độ phúc lợi của nhân viên hay chịu ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh của công ty. Các công ty có quy mô lớn đa số đều có mức lợi nhuận vượt trội hơn hẳn các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Do đó, lương và phúc lợi của công ty lớn cũng thường cao hơn.
Hầu hết các công ty luôn có chính sách khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình . Các công ty lớn thường có chế độ đãi độ tốt, ngân sách lớn, nhiều chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn mà các công ty vừa và nhỏ thường không đủ khả năng thực hiện, vì vậy nên mức lương khởi điểm cho nhân viên mới thường sẽ cao hơn, và có nhiều cơ hội tăng thu nhập hơn qua mỗi giai đoạn xét lương.
Chế độ đãi ngộ tuyệt vời
Các công ty lớn thường có đội ngũ điều hành giỏi, quy trình tuyển dụng nhân viên cũng rất chặt chẽ nên đây là nơi để bạn học hỏi về cách điều hành, cách quản lý nguồn nhân lực cũng như học hỏi từ các đồng nghiệp.
Xem thêm: (Phần 1) Công ty lớn vs Start-up, đâu là môi trường dành cho bạn?
Các công ty lớn còn cung cấp hệ thống phần cứng và phần mềm khá bài bản và hiện đại. Hệ thống quản lý thông minh nên việc liên lạc với nhau, quản lý dự án cũng dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Trong các công ty lớn, có thể dễ dàng bắt gặp những hệ thống điểm danh bằng vân tay, cửa ra vào tự động, thang máy để di chuyển… Không gian và cơ sở vật chất hiện đại ở các công ty lớn dễ dàng tạo cho bạn hứng thú được hòa mình vào môi trường làm việc của họ, điều mà rất ít công ty nhỏ làm được.
Nâng cao giá trị bản thân
Làm việc trong các dự án lớn là cơ hội để bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cần thiết. Đôi khi bạn sẽ được công ty đầu tư các khóa học ngắn hạn để nâng cao kiến thức và lấy thêm chứng chỉ hay được tạo cơ hội đi công tác nước ngoài với sự tài trợ của công ty. Bên cạnh đó, tại các tập đoàn lớn thường có sự xuất hiện của một số nhân viên ngoại quốc, đây là cơ hội để bạn rèn luyện khả năng giao tiếp cũng như học hỏi cách làm việc của người nước ngoài.
Được trở thành nhân viên của một công ty có tầm vóc chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi tự hào và được những người xung quanh đánh giá cao. Đó cũng là điều dễ hiểu vì các công ty lớn thường có các quy định tuyển dụng gắt gao, đòi hỏi nhiều hơn những công ty nhỏ thông thường. Làm việc tại công ty lớn cũng là một điểm cộng cho CV của bạn nếu bạn có dự định “nhảy việc” sau này.
NHƯỢC ĐIỂM
Cạnh tranh để thăng tiến
Một công ty lớn luôn có số lượng nhân viên khá đông. Sự gắn kết giữa các thành viên trong một công ty lớn rất là khó, bởi không thể biết hết các thành viên của công ty, khiến công ty mất đi tính cộng đồng.
Xem thêm: Start-up và công ty nhỏ & vừa (SMEs) có phải là một?
Điều này có nghĩa là nếu muốn thăng tiến, bạn thật sự phải nỗ lực rất nhiều. Thế nhưng đó cũng là cách để giúp bạn học hỏi và phát triển các kỹ năng, chuẩn bị sẵn sàng cho con đường sự nghiệp của mình. Một khi đã thăng tiến được thì bạn đã phần nào đạt được thành công trên con đường sự nghiệp của mình rồi đấy!
Kết quả công việc chịu ảnh hưởng bởi đồng nghiệp
Các dự án trong công ty lớn thường được phân chia cho các nhóm phụ trách chứ không thuộc về bất kì cá nhân riêng lẻ nào, trừ khi bạn giữ chức vụ “đầu tàu” của doanh nghiệp. Do đó, kết quả làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thành viên khác. Dù sao đi nữa, đây cũng có thể là cơ hội tốt để bạn rèn luyện tình thần team-work và cùng nhau góp phần làm nên thành công của một tổ chức, liệu bạn đã sẵn sàng đương đầu với những thử thách này?
Bạn đọc có thể xem thêm một số bài viết hot xoay quanh topic Hướng nghiệp trên CareerPrep như:
- 2021: Nhà tuyển dụng “soi” CV ứng tuyển của bạn như nào?
- Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?
- Báo cáo thị trường tuyển dụng 2020 & xu hướng tuyển dụng 2021
Thân,