Làm thế nào để viết một bài social post?[+Template mẫu dành cho bạn] – Tự học Marketing

Với sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ 4.0 (và sắp tới đây có thể là 5.0), việc truyền tải thông tin trên…

...
Twitter
LinkedIn
social post tu hoc marketing
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Với sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ 4.0 (và sắp tới đây có thể là 5.0), việc truyền tải thông tin trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,.. trở nên rất nhanh chóng và đơn giản. Hãy thử nghĩ xem, một ngày bạn có thể tiếp cận một lượng thông tin khổng lồ đến mức nào?

Lợi dụng điều đó, các phương thức truyền thông trong marketing cũng ngày một cập nhật và phát triển. Và không thể không thể kể đến social post – một phương tiện truyền tải thông tin vô cùng hữu hiệu và dễ dàng thực hiện, chỉ cần một cú “click” là xong! 

Vậy nhưng, hiểu thế nào cho đúng, và làm thế nào để viết một bài social post, cũng là một mảng kiến thức quan trọng mà những newbie đang trong quá trình tự học marketing cần phải biết. 

1. Social post là gì?

Social post là những bài viết được thực hiện và đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Linkedin,.. Chỉ với vài cái lướt trên mạng xã hội, bạn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và đơn giản: hôm nay A ăn gì, B đi chơi ở đâu, C đang hẹn hò với ai, bí kíp nấu ăn ngon của D là gì,… 

Nhưng còn ở trong marketing thì sao?

Thử tưởng tượng bạn muốn thực hiện một chiến dịch nhằm quảng bá sản phẩm mới X. Công ty đổ rất nhiều tiền vào các biển quảng cáo ngoài trời, từ nhà ga cho đến siêu thị, đâu đâu cũng thấy sản phẩm X. Nhưng đùng một cái, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp khiến toàn thành phố phải lockdown, vậy thì mọi người còn có thể ra đường để biết đến sản phẩm X của bạn nữa không? 

Trong marketing, social post là một công cụ giúp truyền tải thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ,.. từ đó xây dựng nhận thức và gia tăng độ tin cậy của khách hàng về thương hiệu. 

Xem thêm: Người mới bắt đầu tìm kiếm trải nghiệm Marketing ở đâu?

2. Vai trò của social post

Theo như một thống kê, số lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn thế giới đã chạm tới con số 3.5 tỷ người, chiếm khoảng 46% tổng dân số trên thế giới. Một người sử dụng có trung bình 9 tài khoản mạng xã hội khác nhau và dành ra trung bình 2 tiếng 16 phút một ngày trên mạng xã hội. Vậy nên:

✨Social post sẽ là một phương tiện hiệu quả để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và giao tiếp với khách hàng. 

✨Bên cạnh đó, social post còn là nguồn thông tin hữu hiệu để tìm kiếm insight, hành vi, suy nghĩ, pain point,.. của khách hàng mục tiêu qua những cuộc hội thoại, những bình luận mà họ để lại trong phần comment.

3. Các kiểu social post thường gặp

3.1 Product post

Với kiểu post này, không cần quá chú trọng vào yếu tố sáng tạo, mà cần truyền tải đúng các thông tin về sản phẩm, bao gồm: tên sản phẩm, mục đích, dành cho ai, ưu điểm là gì,… Tuy vậy, không nên thực hiện quá nhiều product post, bởi nó thiếu sự kết nối với người xem. Và khi các nền tảng mạng xã hội nắm được điều này, họ sẽ dùng thuật toán để khiến cho các bài post của bạn gần như biến mất đối với khách hàng. 

social post tu hoc marketing

3.2 Infographics

Đôi khi những bài post dài hàng nghìn từ lại gây chán nản cho người đọc, nên Infographics sẽ là một giải pháp hiệu quả, biến thông tin phức tạp trở nên bắt mắt, dễ đọc, dễ hiểu, dễ “thấm”. Việc chia nhỏ nội dung thành các đầu mục, sắp xếp vào các ảnh cũng sẽ khiến người xem dễ theo dõi nội dung hơn. 

social post tu hoc marketing

3.3 Video

Sự phát triển rầm rộ của TikTok, Instagram Reels, Facebook Watch, Youtube Shorts,.. cũng đủ để hiểu việc truyền tải nội dung bằng video phổ biến như thế nào bởi sự tiện lợi trong việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Bạn có thể sử dụng video cho một chương trình khuyến mãi, hướng dẫn làm này làm kia, hay chỉ đơn thuần là mục đích giải trí. 

social post tu hoc marketing

3.4 Memes

Một trong những yếu tố làm nên sự bùng nổ của “Squid Game”, chính là những chiếc viral meme như thế này đây. Nhờ có tính hài hước, giải trí và đôi khi còn là gắn liền với những tình huống đời thường, người xem sẽ có xu hướng chia sẻ cho bạn bè, người thân, và từ đó độ tương tác của những post memes sẽ gia tăng và tỉ lệ thuận với số người được tiếp cận.

social post tu hoc marketing

Xem thêm: Marketers học được gì từ thành công của “Squid Game”?

3.5 Daily post

Một trong những dạng bài thường thấy nhất chính là daily post. Kiểu bài này có tính cập nhật cao, vì nội dung chủ yếu xoay quanh những câu chuyện đời thường, gần gũi. Người đăng có thể tạo một câu hỏi để mọi người cùng thảo luận, hoặc chỉ đơn thuần là kể về một câu chuyện mà mình từng trải qua, từ đó rút ra được một bài học kinh nghiệm quý giá,… 

social post tu hoc marketing

4. Làm thế nào để viết một bài social post “hết nước chấm”?

Bước 1: Chọn topic bạn muốn viết

⭐️Đầu tiên, lên danh sách đối thủ của bạn, những người/doanh nghiệp tiếp cận đến tệp khách hàng giống bạn, cùng viết về nội dung mà bạn đang có ý định thực hiện. Dựa trên những phản hồi của người xem, lượt tương tác, cách họ triển khai ý tưởng,… để có thể loại trừ/ sáng tạo cho chủ đề của bạn.

⭐️Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ xu nghiên cứu xu hướng thị trường như Google Trends, BuzzSumo, Answer the Public,.. để biết nội dung của bạn nhiều hay ít tương tác, hay mọi người đang quan tâm, tìm kiếm những gì.

Bước 2: Lên outline 

Nếu bạn có ý định viết bài ngay sau khi đặt tiêu đề thì khoan đãaa, vì đảm bảo là rất nhanh thôi, bạn sẽ cảm thấy chán nản và bế tắc vì không biết viết gì. Lúc này đây, outline sẽ đóng vai trò như một vị cứu tinh đến giúp đỡ cuộc đời bạn vậy.

Outline chính là khung của toàn bộ bài viết, vì nhờ việc hệ thống các đầu mục cần viết và lên ý tưởng sơ khai sẽ giúp bạn biết mình cần viết cái gì một cách logic từ đầu chí cuối. Chuẩn bị càng kỹ outline, bạn sẽ có càng nhiều ý tưởng hay ho để ứng dụng vào bài viết của mình.

Tùy vào kiểu bài mà cũng sẽ có nhiều kiểu outline khác nhau, nhưng hôm nay CareerPrep sẽ giới thiệu kiểu outline thường dùng trong các bài post quảng cáo nhé.

social post tu hoc marketing
  • Tiêu đề
social post tu hoc marketing

⭐️Khi lướt mạng xã hội, tiêu đề là thứ đập vào mắt đầu tiên, vì nó nằm nổi bật ở đầu bài post. Người ta thường nói: “Đừng trông mặt mà bắt hình dong”, nhưng một tiêu đề hay thì mới có thể thúc đẩy người xem tiếp tục đọc nội dung của bạn và tăng tỉ lệ click vào bài viết. 

⭐️Cần phải chú ý rằng, headline phải ngắn gọn, súc tích, truyền tải thông điệp của bài viết; keyword nên được đặt lên đầu. Headline không nên quá dài vì sẽ khiến người đọc không thể nắm bắt được bài post đang muốn nói về cái gì trong vài giây (đối với những người có xu hướng lướt nhanh), hay headline quá ngắn thì không thể bao quát ý toàn bài.

⭐️Tips là có thể “dọa” người đọc một chút (nhưng phải phù hợp và dựa trên sự thật)

Ví dụ: Thay vì viết tiêu đề “5 loại cây mà bạn nên có trong nhà để xua muỗi”, thì có thể thử “Sống chung với muỗi cả đời nếu không có 5 loại cây này trong nhà”. Hoặc cũng có thể chơi chữ, biến tấu các câu nói trending trên mạng xã hội để làm cho tiêu đề thu hút hơn.

⭐️Một số kiểu đặt tiêu đề phổ biến: 

social post tu hoc marketing
social post tu hoc marketing
  • Dẫn nhập (Opening)
social post tu hoc marketing

⭐️Dẫn nhập là phần mở đầu của social post, có chức năng tóm gọn chủ đề cho toàn bài. Nếu như tiêu đề đã làm tốt vai trò trong việc khiến người xem cảm thấy hứng thú, đừng để họ thất vọng và cảm thấy lãng phí 5 giây cuộc đời vì phần dẫn nhập nhạt nhẽo, thiếu kết nối. Dù bạn có tâm huyết, chỉn chu trong việc chuẩn bị nội dung chính cỡ nào, họ sẽ chẳng biết được, và chắc cũng sẽ chẳng quan tâm đến bài của bạn nữa đâu.

⭐️Làm thế nào để có một màn opening “hết nước chấm”? Hãy tìm hiểu insight và pain points của khách hàng, họ đang muốn tìm giải pháp nào cho vấn đề gì. Từ đó khẳng định (trực tiếp/gián tiếp) rằng họ cần đọc bài viết này, qua đó thúc đẩy động lực tiếp tục theo dõi bài viết.

Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu bằng một câu hỏi “Bạn có biết rằng mình có thể kiếm tiền chỉ bằng việc viết lách không?”, một thực trạng: “Ngày nay có rất nhiều người có thể kiếm đến hàng chục, hàng trăm triệu chỉ từ việc viết lách”, hay một câu chuyện truyền cảm hứng về một nhân vật nào đó, bằng việc chăm chỉ đam mê viết lách đã trở thành một tác giả nổi tiếng.

  • Thân bài (Body Text)
social post tu hoc marketing

⭐️Trong một bài social post cho quảng cáo, để cung cấp cho người xem cái nhìn đầy đủ nhất về sản phẩm, bạn cần trả lời cho các câu hỏi sau, cũng sẽ chính là những ý nên có trong một social post quảng cáo:

– Sản phẩm là gì?

– Sản phẩm dành cho đối tượng nào?

– Chức năng của sản phẩm ra sao?

– Điểm đặc biệt của sản phẩm (so với các đối thủ cùng phân khúc)?

– Khách hàng nhận được lợi ích gì khi mua sản phẩm?

  • CTA (Call to Action)
social post tu hoc marketing

⭐️Call to Action – Kêu gọi hành động, bằng việc sử dụng các ngôn từ mang tính cấp bách như “MUA NGAY..”; “ĐỪNG BỎ LỠ..”; “LIÊN HỆ NGAY…”.. đi kèm với đó là chỉ ra USP + lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được, nhằm thúc đẩy họ đưa ra quyết định ngay lập tức.

⭐️CTA cũng cần mang một giọng văn phù hợp với doanh nghiệp. Một thương hiệu thời trang cao cấp thì không nên vồn vã, mời chào mà cần mang tính thanh lịch, chanh xả, hay một thương hiệu thời trang tuổi teen sẽ đi theo phong cách năng động, cá tính, trẻ trung.

⭐️CTA không nên dài dòng, vòng vo tam quốc mà cần ngắn gọn, dễ hiểu để khách hàng có thể nắm bắt một cách nhanh chóng.  Đồng thời, cũng nên đặt CTA tại một vị trí nổi bật để trong quá trình người xem lướt mạng xã hội với tốc độ nhanh, họ vẫn sẽ bắt kịp thông điệp của bạn.

  • Footer
social post tu hoc marketing

⭐️Footer, hay còn gọi là chân post, nằm ở vị trí dưới cùng trong bài post và được ngăn cách bởi dòng kí tự “-”. Footer bao gồm thông tin ngắn gọn về doanh nghiệp, USP, cách thức liên lạc với công ty, link dẫn tới các nền tảng mà doanh nghiệp hiện diện như website, các trang mạng xã hội khác. 

⭐️Tưởng chừng như không có chức năng gì đặc biệt, nhưng footer cũng là một mảnh đất màu mỡ để gia tăng độ tiếp cận với khách hàng của bạn, ví dụ như khi cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu thông tin về công ty của bạn, là có ngay link dẫn tới các nền tảng số khác, hay khi cần tư vấn thì sẽ có luôn thông tin liên lạc để khách hàng trao đổi,…

Bước 3: Bắt tay viết 

Khi viết, không phải là thích viết thế nào thì viết, một social post quảng cáo, hay bất kì một bài viết nào, đều cần có những quy chuẩn nhất định. Vì vậy mà đây là 4 quy tắc bạn nên nhớ khi muốn tham gia vào con đường viết content cho social media:

⭐️Một bài viết tốt là khi được chia thành các đoạn nhỏ, tương ứng với các ý nhỏ mà bạn muốn đề cập đến. Bên cạnh đó, nên đặt các ý chính ở đầu mỗi đoạn, giúp người đọc có thể nắm bắt được tiến trình bài viết cách dễ dàng, và hiểu rằng mình đang đọc cái gì. 

⭐️“Simple is powerful”. Đừng biến bài viết của bạn trở thành bài thi học sinh giỏi Ngữ Văn. Các câu từ cần ngắn gọn, đủ ý nhưng vẫn cần đảm bảo tính logic. Không cần phải bôi cho câu dài thêm bằng việc liệt kê hàng loạt các trường từ vựng khiến người xem cảm thấy rối rắm và khó hiểu. 

⭐️Cũng đừng để bài viết mang nặng tính chủ quan mà thiếu đi sự khách quan. Bạn cần tập trung vào vấn đề của khách hàng dựa trên thực tế, chứ không phải xuất phát từ suy nghĩ, cảm nhận của bạn.

⭐️Giọng văn cũng là một điều nên lưu ý, cần phải phù hợp với nội dung mà bài viết truyền tải. Không thể sử dụng văn phong trữ tình, thiết tha trong một bài post khuyến mại, hay giọng điệu chỉ trích, mỉa mai trong một bài viết giới thiệu sản phẩm. 

Bước 4: Chỉnh trình bày

Thử nghĩ, một bài đọc rối rắm, không biết chỗ nào là đầu mục chỗ nào là nội dung; bài thì toàn chữ là chữ không có nổi miếng icon, chả khác gì một bài sớ; người xem không thể bắt kịp và hiểu được đâu là ý chính, đâu là các ý được triển khai;… liệu có ai muốn đọc không? Chính vì thế, để bài viết được chỉn chu và hoàn thiện hơn, CareerPrep mang đến cho bạn một số gợi ý nho nhỏ dưới đây. Nhưng hơn hết, là qua những lần mắc lỗi, bạn nên là người tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá. 

⭐️Tiêu đề cần viết hoa để phân biệt với các mục còn lại. 

⭐️ Bổ sung hashtag dựa trên keyword. Điều này giúp cho khách hàng còn có thể tìm kiếm và tiếp cận bài viết của bạn thông qua hashtag.

⭐️Trích dẫn nguồn (nếu có).

⭐️Sử dụng emoji để làm bài viết không trở thành “wall of text”; nhưng cũng cần cân nhắc khi nào nên dùng để bài viết không bị rối (nên để ở đầu mỗi đoạn).

⭐️Rà soát và chỉnh sửa các lỗi chính tả, typo.

Bước 5: Tư duy hình ảnh cho social post

⭐️Có bao giờ bạn thấy một bài viết chỉ có toàn chữ mà không có hình ảnh đính kèm mà bỏ qua ngay và luôn không? Hình ảnh cùng với tiêu đề là những phần trong bài mà người đọc chú ý tới đầu tiên, nhưng chỉ trong vài giây đầu. Vậy nên, dù bài viết có 300 hay 1000 từ, nội dung đơn giản hay phức tạp, hình ảnh luôn đóng một vai trò quan trọng, bao gồm những thông tin giúp người đọc dễ dàng nắm bắt chủ đề mà bài viết đề cập. 

⭐️Tuy nhiên, để thiết kế hình ảnh thì không chỉ có designer, một content writer cũng cần có tư duy hình ảnh cho social post. Người viết bài chính là người hiểu rõ nội dung nhất, vậy nên khi có được cách tư duy giữa chữ và hình không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả với người thiết kế mà còn tạo nên một ấn phẩm truyền thông có sự kết hợp chặt chẽ giữa từ ngữ và hình ảnh, nhờ vậy mà có thể khơi gợi sự tò mò, ấn tượng của người đọc

⭐️Bên cạnh đó, nhờ có tư duy hình ảnh cho social post cũng giúp bạn lựa chọn hình thức ấn phẩm truyền thông một cách tối ưu, phù hợp chủ đề bài viết cũng như hành vi và sở thích của người xem, biết được lúc nào cần dùng ảnh đơn hay ảnh album; video hay gif, style thiết kế như thế nào,….. 

Xem thêm: Cách tư duy hình ảnh thiết kế/ nhờ người thiết kế

Qua bài viết trên, bạn cũng đã hiểu thêm phần nào về social post rồi đúng không? Người ta thường nói, “trăm hay không bằng tay quen”, vậy nên hãy cứ chăm chỉ luyện tập, có thể ban đầu sẽ còn gặp nhiều trở ngại, nhưng một khi đã vượt qua được, bạn sẽ thấy việc viết một bài social post là chẳng khó tí nào.

Xem thêm: Để sáng tạo, bạn cần vay mượn ý tưởng?

Template social posts chi tiết

Bạn nhớ đăng ký tài khoản để download miễn phí thành công. Có gì khó khăn hãy nhắn với CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!