Nghệ thuật Storytelling hô biến bài thuyết trình nên phong phú

Trong một buổi thuyết trình, khi bạn muốn nói về tầm quan trọng của tư duy sáng tạo nhưng tất cả những gì bạn nói…

...
Twitter
LinkedIn
Nghệ thuật Storytelling
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một buổi thuyết trình, khi bạn muốn nói về tầm quan trọng của tư duy sáng tạo nhưng tất cả những gì bạn nói ra đó chỉ là: “Sáng tạo rất quan trọng, tư duy sáng tạo giúp bạn kiếm được việc làm tốt, phát triển đất nước nên hãy học cách tư duy sáng tạo.” Bạn nghĩ bao nhiêu % khán giả sẽ muốn nghe lời hô hào đó? Nói thế thì ngay cả họ cũng nói được!

Nhưng nếu bạn thay cách hô hào đó bằng một câu chuyện của Elon Musk hay Steve Jobs, họ đều là những người bình thường nhưng với sự sáng tạo của bản thân, họ đã phát minh ra những sản phẩm thay đổi ngành công nghệ thì có lẽ đã hấp dẫn người nghe hơn.

Nhưng thật sự là vậy, những câu chuyện thường sẽ thu hút và ở lại trong bộ não của con người lâu hơn so với những ngôn từ khô khan. Vậy làm thế nào để storytelling thật khéo léo trong bài thuyết trình? 🤔 Hãy cùng CareerPrep tìm hiểu về điều này nhé!

Storytelling là gì?

Trong kĩ năng thuyết trình trước đám đông, storytelling được xem là một phương pháp cực kì hiệu quả và không quá khó để thực thi. Hiểu đơn giản thì storytelling là việc bạn kể một câu chuyện lí thú có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thông điệp bạn muốn truyền tải, nhằm giúp người nghe nắm bắt rõ hơn về thông điệp ấy. Steve Jobs đã từng nói rằng:

“Kẻ quyền lực nhất trên thế giới này chính là những người kể chuyện (Storyteller). Họ kiến tạo nên tầm nhìn, hệ giá trị và hành trình của cả một thế hệ khán giả đương thời.”

Vì sao Storytelling lại trở nên thịnh hành?

Khi nghe những buổi thuyết trình trên TED thì có bao giờ bạn tự hỏi vì sao người diễn giả lại có thể nói một cách thu hút đến thế không? Nếu bạn chú ý một chút bạn sẽ thấy rằng họ đa phần đều mang câu chuyện của bản thân lên chia sẻ.

Nghệ thuật storytelling
Nguồn: The Lowell

Trong kĩ năng thuyết trình, storytelling được xem là phương pháp hiệu quả nhằm giúp bài thuyết trình gần gũi hơn với người nghe, giúp họ tiếp thu nhanh hơn. Đa số chúng ta đều có tính tò mò, mỗi khi nghe drama này drama kia nổ ra trên Facebook là tính tò mò của mỗi người lại bị kích thích. Vì thế, khi người nói kể ra câu chuyện của họ thì phần nào cũng sẽ khiến người nghe chú tâm, tò mò không biết mình có một cuộc sống như thế nào, vấn đề của mình là gì, giải quyết ra sao,…

Một người kể chuyện hay sẽ khiến người khán giả sống gián tiếp qua câu chuyện đó.

Ai có thể trở thành một storyteller?

Có thể nói là bất cứ ai. 😉

Mỗi một cá thể là một cuộc sống riêng, có những trải nghiệm riêng không ai giống ai nên câu chuyện của người A sẽ không thể giống người B được. Do đó, khi bạn mạnh dạn chia sẻ câu chuyện với mọi người thì bạn đã là người kể chuyện rồi. Bạn có thể kể lể đủ thứ chuyện về: lần đầu đi làm, khoảng thời gian đại học, những vấp ngã, về một người bạn ngưỡng mộ…miễn sao có liên quan tới bài thuyết trình của bạn.

Tuy nhiên, một người kể chuyện chưa chắc là một người kể chuyện hay. Vậy thì làm thế nào để kể chuyện hay?

Có cách nào xây dựng câu chuyện cho hấp dẫn?

🔍 Đừng bỏ qua cao trào 
Đôi khi chúng ta muốn rút gọn câu chuyện ngắn nhất có thể để không bị chê là lan man nhưng lại vô tình “tàng hình” luôn những điểm cao trào – những điểm thu hút người nghe nhất. 

Ví dụ khi bạn kể câu chuyện về lịch sử hình thành thương hiệu Apple của Steve Jobs bạn có thể kể ngắn gọn nhưng đừng bỏ qua những mốc thời gian đặc biệt đó là: lúc Steve Jobs rời Apple; khi Steve Jobs được mời quay lại; hay sự ra đời của iPhone đã thay đổi thế giới Smartphone.

Storytelling hay ở chỗ là tạo nút thắt và gỡ chúng làm người nghe tò mò hơn. Dù bạn muốn tóm tắt câu chuyện ngắn hơn thì cũng đừng bỏ qua những điểm cao trào nhé!

Nghệ thuật storytelling
Nguồn: Duarte Design

🔍 Dẫn chứng chi tiết chứ đừng kể suông
Một câu chuyện tuyệt vời đó là khi người kể vẽ được một bức tranh trong tâm trí người nghe. Bằng cách đưa các dẫn chứng cụ thể hơn, thuyết phục hơn, người nghe sẽ đồng cảm được với quan điểm của người kể hơn 

Ví dụ tệ: Nhóm của chúng tôi cùng làm nghiên cứu khoa học vào kì trước. Chúng tôi đã làm được một bài nghiên cứu rất tốt và được điểm cao. Teamwork đúng là rất quan trọng.

Ví dụ tốt:

“Học kì trước, tôi và ba người bạn khác đã cùng nhau làm một đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài khá rộng và việc khó khăn nhất của chúng tôi lúc ấy chính là đi khảo sát. Ban đầu, đấy là phần tôi được phân công nhưng khi nhìn vào thực tế thì quá khó để tôi có thể khảo sát 60% công ty trên địa bàn Tp. HCM trong một tuần.

Vì thế, chúng tôi quyết định chia nhau đi khảo sát từng công ty. Người thì đến công ty này, người thì đến công ty kia,…chúng tôi chạy đôn chạy đáo một tuần và rồi cũng xong xuôi phần khảo sát này một cách tốt đẹp. Tôi thật không biết nếu như chỉ một mình tôi làm thì có suôn sẻ được thế không nữa. Thật không ngoa khi nói teamwork là điều rất cần thiết.”

🔍 Hãy kể một cách thật cô đọng, súc tích
Mặc dù bộ não con người có thể chứa được hàng tỉ thông tin nhưng thật sự không phải thông tin nào chúng ta nhớ trọn vẹn 100% chỉ trong một lần nghe được. Vì thế, khi người thuyết trình kể một câu chuyện quá dài sẽ khiến người nghe cảm thấy bị lan man, không nắm được ý chính.

Thay vì vậy, sao bạn không kể chuyện một cách cô đọng hơn? Giả sử bạn kể một câu chuyện mất đến 10 phút, có thể luyện tập bằng cách kể một câu chuyện theo cách bình thường bạn hay kể, sau đó giảm thời gian xuống thành 7 phút, rồi 5 phút, rồi 2 phút.

Ví dụ: Có một bạn A, bạn này là em họ của bạn C và bạn C là bạn thời trung học của tôi, tôi từng gặp A một vài lần khi qua nhà C ăn tiệc. Hôm nay tôi mới biết là A học chung trường đại học với tôi. Mới vào trường mà A đã cực nổi tiếng vì xinh đẹp rồi  

Bạn có thể cô đọng từ ngữ lại thành 👉 Trường tôi có bạn tên A, bạn này nổi tiếng là rất xinh.

Thực chất mối quan hệ giữa bạn và C hay C và A không phải là yếu tố quan trọng trong câu chuyện này, chẳng phải điều bạn muốn kể là “A nổi tiếng vì xinh đẹp” sao? Vì thế, hãy cố gắng cô đọng nội dung một cách nhiều nhất có thể và lược bỏ những chi tiết không cần thiết nhé!

Nghệ thuật storytelling
Nguồn: Pinterest

Tóm lại, có thể khẳng định nghệ thuật storytelling chính là vũ khí giúp bài thuyết trình của bạn trở nên bớt khô khan hơn và hấp dẫn hơn rất nhiều. Mong rằng quan bài viết này, các bạn đã có thể bắt tay vào việc trở thành một storyteller chính hiệu nhé!

Xem thêm: 22 mánh giúp storytelling mượt mà từ Pixar
———————————
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!