Môi trường Start-up có gì thú vị?

Công ty lớn vs Start-up – Vậy thì đâu là môi trường dành cho bạn? Trong các nội dung trước anh có chia sẻ trên…

...
Twitter
LinkedIn
Môi trường start-up
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Công ty lớn vs Start-up – Vậy thì đâu là môi trường dành cho bạn?

Trong các nội dung trước anh có chia sẻ trên group về chủ đề môi trường làm việc, anh đã có phân tích với các bạn về những lợi ích cũng như các bất cập khi làm việc tại môi trường công ty lớn, tập đoàn lớn

Bài viết này, anh sẽ chia sẻ về môi trường start-up non trẻ, năng động (khác hoàn toàn so với những công ty lớn lịch sử lâu đời, bộ máy khổng lồ,..).

Anh sẽ chia sẻ những trải nghiệm mà chính bản thân anh đã trải qua ở môi trường start-up, khi bản thân anh đã từng có kinh nghiệm làm việc cho một start-up (Associate Director tại Topica Edtech Group – Tổ hợp công nghệ giáo dục lớn nhất Đông Nam Á) cũng như từng tự thành lập một start-up riêng của mình. 

Tất nhiên là để chia sẻ về môi trường start-up thì chắc sẽ mất cả ngày mất, trong bài này anh sẽ chỉ chia sẻ ngắn và đúc kết của bản thân anh sau khoảng thời gian lăn lộn tại môi trường start-up thôi.

Đầu tiên, nếu bạn có định hướng sẽ “làm chủ” trong 5 đến 7 năm tới thì việc đầu quân vào một công ty non trẻ sẽ là sự lựa chọn hợp lí hơn, vì….

1. Bạn có cơ hội được tiếp xúc với founder khi làm Start-up

Đây có thể nói là lợi ích lớn nhất mà các bạn có thể nhận được nếu mình muốn đi theo mục tiêu trở thành những ông chủ, bà chủ trong một vài năm tới.

Khi được tiếp xúc gần với những anh chị founder, các bạn sẽ phần nào được va chạm những vấn đề mà các bạn sẽ sớm gặp phải nếu sau này khởi nghiệp.

Làm chủ một công ty, tổ chức cũng có nghĩa là bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực và cả trách nhiệm. Những kĩ năng để quản lí nhân sự, phát triển mô hình kinh doanh và duy trì mô hình kinh doanh ấy sẽ được học hỏi tốt nhất ở một người founder đi trước.

Chưa kể, tham gia vào một startup, bạn có cơ hội để “mục sở thị” cách những đàn anh đàn chị làm việc, giải quyết khủng hoảng, điều hành, tuyển dụng,… từ những bước đầu tiên hay và thực tế hơn rất nhiều so với việc chỉ nghe hay học qua sách vở, tài liệu hay nghe chia sẻ.

Bản thân anh thấy rằng, networking với những người giỏi sẽ tạo ra giá trị về lâu về dài. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những kỹ năng mà anh thấy các bạn trẻ Việt Nam yếu nhất. Nguyên nhân là thường là bởi các bạn tự ti, rụt rè, không dám chủ động kết nối với mọi người. Vì thế, anh muốn giới thiệu cho các bạn khóa học đặc biệt, đưa ra những phương pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp các bạn, đặc biệt là những sinh viên vốn dĩ ít mối quan hệ có thể mở rộng network của mình. Các bạn quan tâm thì có thể tham khảo nhé.

2. Chứng kiến một tổ chức Start-up từ con số 0

Đây có thể nói là một giá trị “độc quyền” tại các môi trường start-up, vì trong khi các công ty lớn thường có lịch sử hàng chục cho tới hàng trăm năm, sự ra đời và phát triển của các công ty start-up lại bắt đầu cùng với sự phát triển của công nghệ – thông tin, tức là đa số các công ty start-up là vô cùng non trẻ về tuổi đời.

Chứng kiến một công ty đi lên từ con số không cho đến khi trở thành một công ty kinh doanh vững mạnh, hoặc cũng có thể là…”sập” – trở về con số 0 tròn trĩnh như ban đầu.

Dù bạn được chứng kiến quá trình nào thì việc tham gia, trải nghiệm quá trình hình thành và phát triển của một start-up là kinh nghiệm vô cùng quý báu cho bản thân bạn sau này.

3. Phát triển khả năng lãnh đạo

Ở bài viết trước, anh có đề cập rằng chính vì tính chuyên môn hóa cao tại các công ty/tập đoàn lớn khi mà mỗi người phụ trách một việc, điều này vô hình chung sẽ tạo ra một sự “nhàm chán” khi mà các bạn sẽ khó có cơ hội được trải nghiệm và làm cái mới, từ đó thăng tiến bản thân.

Điều này sẽ hiếm khi xảy ra ở môi trường start-up khi mà các bạn sẽ được tự do bay nhảy hơn rất nhiều.

Trong một môi trường chưa hoàn thiện, tất cả mọi thứ còn có phần “ngổn ngang” thì việc bản thân bạn phải tự đưa mình vào một khuôn khổ, tự tạo thách thức cho mình là điều vô cùng cần thiết.

Chính áp lực phải tạo ra kết quả đã đề ra, với nguồn lực vô cùng hạn chế, quy trình và kinh nghiệm chưa có – sẽ giúp các bạn phát triển khả năng lãnh đạo của bản thân nhanh hơn.

Lưu ý là định nghĩa lãnh đạo ở đây của anh không phải là “khả năng làm sếp, ra lệnh”, mà là việc “tận dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra”.

4. Khả năng thăng tiến & thu nhập

Nếu như ở các doanh nghiệp lớn, cạnh tranh cho việc thăng tiến là vô cùng lớn thì ở start-up lại khác.

Là một môi trường mới mẻ, nhiều thách thức, và có phần mạo hiểm hơn những doanh nghiệp lớn, start-up có lợi thế về việc mở ra cho các thành viên của mình những cơ hội thăng tiến và thu nhập đáng kể – chỉ cần là bạn có kết quả thực tế, không quan tâm xuất phát điểm hay tuổi tác, thâm niên của bạn.

Về thu nhập thì nếu các bạn là những nhân sự đi với công ty từ đầu và lâu năm thì ngoài phần thu nhập lương cứng + thưởng,… các bạn sẽ có thể có thêm 1 nguồn thu khác là ESOP (Cổ phiếu thưởng cho nhân viên).

Các bạn hiểu nôm na là ESOP là số lượng cổ phiếu các bạn được hưởng với 1 mức giá ưu đãi (hoặc nhiều khi là tính nó như 1 phần thưởng cộng thêm cho nhân viên sau mỗi kỳ kinh doanh).

Với ESOP thì khi công ty có nhà đầu tư mới hoặc phát hành cổ phiếu đại chúng (IPO) thì các bạn có thể nhượng lại nhóm cổ phiếu này (thường khi đó giá trị cao hơn nhiều so với lúc bạn nhận được).

Và với ESOP các bạn có thể cầm về một cục tiền khá lớn (Từ trăm triệu tới tiền tỷ hoặc tiền triệu USD,…). Đây cũng là 1 cơ chế đặc biệt mà chỉ có các startup mới có

Trên đây là một số trải nghiệm mà bản thân anh đúc kết ra được về môi trường start-up. Tất nhiên là môi trường start-up có rất nhiều cái hay, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề mà anh sẽ phân tích trong một bài khác. 

Quan trọng nhất, cho dù làm start-up, hay làm ở một công ty lớn, thì câu hỏi đầu tiên bạn cần trả lời đó là: Mục tiêu trong tương lai của mình là như nào, đích đến của bạn là gì

Khi bạn đã biết rõ được đích đến của mình, thì câu hỏi “làm công ty lớn hay start-up” sẽ chỉ là đơn thuần là việc bạn lựa chọn phương tiện nào để giúp bạn đến được đích nhanh hơn thôi!

Còn nếu những ai đang ở  điểm xuất phát là cảm giác hoang mang, lạc lối, không biết mình thích gì, phù hợp với gì hay nên bắt đâu từ công ty nhỏ hay công ty lớn thì CareerPrep đã có giải pháp cho bạn đây. Anh sẽ tổ chức buổi tư vấn định hướng 1-1 với chính anh – người đã có hơn 7 năm kinh nghiệm định hướng ứng tuyển cho các bạn trẻ. Buổi tư vấn này  dành cho các bạn muốn gỡ rối tất cả những thắc mắc của bản thân trên con đường ứng tuyển. Một buổi mentoring sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức để khám phá chính mình, để hiểu chính mình đó nên là hãy nhanh tay đăng ký nhé

Đánh giá bản thân và xây dựng lộ trình nghề nghiệp

 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!