Marketers học được gì từ thành công của “Squid Game”? – Tự học marketing

Theo bạn, sức mạnh viral của phim “Squid Game” (Trò chơi con mực) là do đâu? Kịch bản hay? Diễn viên đẹp? Kỹ xảo xịn?…

...
Twitter
LinkedIn
bai học squid game tu hoc marketing
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Theo bạn, sức mạnh viral của phim “Squid Game” (Trò chơi con mực) là do đâu?

Kịch bản hay?

Diễn viên đẹp?

Kỹ xảo xịn?

Tất cả đều đúng. Tuy nhiên, để nhắc đến thành công & sự nổi tiếng của bộ phim này, không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ Marketing sang-xịn-mịn đã làm nên một làn sóng trending khắp mọi mặt trận xứng đáng để chúng ta cắp sách mổ xẻ, đặc biệt là với những ai mới “chân ướt chân ráo” bắt đầu tự học marketing.

Nói đi cũng phải nói lại, không có cái gì gọi là “công thức chuẩn để thành công” cả. Chỉ khi thấu hiểu khách hàng, biết họ nghĩ gì, muốn gì, lúc ấy sẽ có vô vàn cách thức tiếp thị mà bạn có thể ứng dụng. 

Được đạo diễn bởi Hwang Dong Hyuk, “Squid Game” trở thành series Netflix ăn khách nhất mọi thời đại, với hơn 111 triệu người xem trên khắp thế giới, mang về gần 900 triệu đô giá trị tác động. Nhưng tại sao chỉ với kinh phí sản xuất là 21,4 triệu đô và trong một thời gian ngắn, bộ phim này lại có sức bùng nổ mạnh mẽ đến vậy?

Xem thêm: Học được gì từ quảng cáo Thái Lan?

1. Sức mạnh của nhận diện hình ảnh

bai hoc squid game tu hoc marketing
nguồn: Pinterest

Còn nhớ vài năm về trước ở Việt Nam, người người nhà nhà, ai cũng bàn luận về phương pháp đánh vần gây tranh cãi “tròn, vuông, tam giác”, và cũng từ đó mà hàng loạt các idea được sản sinh và viral khắp các mặt trận xã hội. Thì đến năm 2021, chỉ cần nhắc đến các ký tự này là nhớ ngay đến bộ phim Squid Game. 

Việc các hình tròn, vuông, tam giác xuất hiện trong tên phim (tiếng Hàn), các ấn phẩm quảng bá cộng với sự lặp đi lặp lại nhiều lần trên tấm thẻ mời người chơi, mặt nạ của các lính giám sát đã hình thành nên Brand Recall (Gợi nhớ thương hiệu) trong tâm trí người xem. Hay phục trang của các nhân vật trong phim cũng đã trở thành một điểm “signature” của riêng Squid Game nhờ có tần suất lặp lại dày đặc xuyên suốt bộ phim. 

Có thể lý giải sự hiệu quả của hành động lặp đi lặp lại này dựa trên kỹ thuật Spaced Repetition (kỹ thuật lặp lại ngắt quãng): khả năng ghi nhớ là 100% ngay tại thời điểm tiếp nhận thông tin, nhưng nó sẽ giảm dần sau một khoảng thời gian nhất định nếu như không được hồi tưởng lại. Bằng cách tạo ra các khoảng thời gian giữa các tập phim (phát hành 1 tập mỗi tuần), những hình ảnh về tròn, vuông, tam giác hay trang phục nhân vật sẽ không bị lãng quên mà dần in sâu vào nhận thức của khán giả.

2. Tầm quan trọng của storytelling

Bạn có biết, “Squid Game” đã từng bị các hãng phim Hàn Quốc từ chối sản xuất rất nhiều lần trong vòng 10 năm, vì họ cho rằng bộ phim quá kinh dị và phi thực tế.

Mất 10 năm kiên trì để đi đến đỉnh vinh quang? Đây sẽ là customer touch-point cực kì hữu hiệu để quảng bá cho bộ phim, bằng việc khai thác và tạo nên câu chuyện cổ vũ con người hãy luôn kiên trì và cố gắng để có thể đạt được những gì mình muốn, từ đó khơi gợi được sự đồng cảm cũng như hứng thú và đón nhận trong tâm trí công chúng. Họ phần nào thấy chính mình trong câu chuyện, đồng thời muốn biết tại sao bộ phim này lại từng bị từ chối nhiều đến vậy. 

Thêm vào đó, dù series này không quá mới mẻ khi so sánh với các bộ phim đi trước như “Alice in Borderland” hay “The Hunger Games”, nhưng nhờ có những trò chơi dân gian như kéo co hay em bé tập đi 123 gắn liền với ký ức tuổi thơ ngây ngô, trong sáng của chúng ta lại được biến tấu theo phong cách máu me, giật gân với sự tham gia của những người trưởng thành với đủ các thành phần trong xã hội, đã tạo nên sức hút vô cùng lớn cho bộ phim.

Mặt khác, “Squid Game” không chỉ đơn thuần là sinh tồn, những hiện thực tàn khốc và những góc khuất sâu bên trong tâm lý con người được phơi bày một cách trần trụi và chân thực, khi đứng trước cái chết và món lợi, mỗi người sẽ bộc lộ bản chất khác nhau của mình. Điều này đã bắt đúng “mạch” của người xem, khi cả thế giới phải phong tỏa, chứng kiến những chuyển biến phức tạp của mùa dịch, mỗi người có xu hướng sống chậm lại, nhìn nhận vào sâu bên trong mình nhiều hơn.

Xem thêm: 5 phương pháp sáng tạo ra ý tưởng độc đáo

3. Guerrilla Marketing

bai hoc squid game tu hoc marketing
nguồn: Pinterest

Xem thêm: Liệu Guerrilla Marketing đã lỗi thời?

Phải nói rằng, ekip của bộ phim đã có một “outstanding move” khi sử dụng Guerrilla Marketing bằng việc tái hiện lại bối cảnh bộ phim ngay giữa đời thực, từ hình ảnh của các trò chơi “Đèn xanh, Đèn đỏ”, “Tách kẹo”,… hay hành lang màu hồng rực rất “Squid Game”. Bên ngoài nhà ga cũng không hề kém cạnh: Trên nóc là hình ảnh con lợn khổng lồ đựng tiền – số tiền tích được sau mỗi lần người chơi bị loại và sẽ dành cho người thắng cuộc, được giám sát bởi 2 người lính canh gác trong bộ trang phục màu hồng quen thuộc.

Việc lựa chọn địa điểm thực hiện tại nhà ga Itaewon (Seoul, Hàn Quốc) cũng rất sáng suốt và đúng đắn, bởi nhà ga là nơi có nhiều người qua lại mỗi ngày, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, giúp cho chiến dịch được chia sẻ rộng rãi trên mạng, đồng thời kích thích sự tò mò đối với những người chưa xem bộ phim, khiến họ phải xem thì mới hiểu được Ngoài việc check in, sống ảo tạo trend, mọi người còn có thể tham gia vào các trò chơi tương tác và có cơ hội nhận những phần quà vô cùng hấp dẫn nếu chiến thắng và chia sẻ hashtag trên mạng xã hội.

4. Marketing truyền miệng chưa bao giờ là hết thời

nguồn: Google Hình ảnh

Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã sử dụng phương pháp truyền miệng để truyền lại những kiến thức, bài học cũng như kinh nghiệm sống cho con cháu sau này. Và hiệu quả của truyền miệng, vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Tất cả những yếu tố trên, từ nhận diện thương hiệu, storytelling cho đến guerilla marketing đều trở nên bùng nổ nhất khi có bàn tay của marketing truyền miệng tác động vào.  

Khi xem được một bộ phim hay, chúng ta thường có xu hướng muốn chia sẻ với bạn bè và gia đình của chúng ta; nó mang lại cho chúng ta niềm vui và tạo nên những cuộc trò chuyện tuyệt vời .Và cũng chính nhờ việc người xem tranh luận trên mạng xã hội về câu chuyện cũng như tình tiết trong phim, đã góp phần không nhỏ trong việc phủ sóng bộ phim rộng rãi. 

Bên cạnh đó, không thể không kể đến những post meme được cư dân mạng chia sẻ “rần rần”, những content mà người dùng và cả các doanh nghiệp tạo ra, đăng tải lên mạng xã hội đã khiến cho những người chưa xem phim phải tò mò, thúc đẩy họ phải xem thì mới hiểu được ý nghĩa của những video hay bài post đó. Chính những điều ấy cũng đã tạo nên sự thành công vượt bậc cho chiến dịch truyền thông của “Squid Game”.

5. Kết luận

Tuy nội dung bị nhận xét là còn nhiều sạn và gây tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng nhờ có sự kết hợp giữa xây dựng thương hiệu, guerrilla marketing và marketing truyền miệng, “Squid Game” vẫn gây sốt trên toàn thế giới với những thành tích đạt được cực kỳ ấn tượng, Còn bạn, bạn mong chờ điều gì vào phần 2 sắp tới?

Xem thêm: Quảng cáo và Marketing có phải là 1?

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!