Newbies tự học Marketing: 3/4 sai lầm khiến bạn dẫm chân ở level Trainee/Executives – không biết ưu tiên

Bài viết thuộc Series “Các sai lầm khiến các Marketers mãi dậm chân ở level Trainee/Executives. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn tự học Marketing…

...
Twitter
LinkedIn
Tự học marketing
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết thuộc Series “Các sai lầm khiến các Marketers mãi dậm chân ở level Trainee/Executives. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn tự học Marketing tốt hơn.

Bài số 1: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive
Bài số 2: Marketer trẻ thiếu Logical Mindset
Bài số 3: Kỹ năng biết ưu tiên không phải ai cũng có
Bài số 4: Xây dựng giả định như nào cho đúng

————–
Trong bài viết lần trước mình đã nói đến việc các bạn trẻ thường bị “thiếu logic”, thiếu data chứng minh cho luận điểm. Tuy nhiên, có 1 kiểu nữa mà mình thấy còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi present:

Lỗi tư duy số 3: QUÁ NHIỀU DATA-không biết ưu tiên như nào!

Ví dụ, khi làm 1 report, các bạn quăng hết tất cả data vào mà không có sự “ưu tiên”, tức không có flow, không có story gì, nhìn vào cũng không biết highlight ở đâu luôn; nhiều data còn thừa thãi không có ý nghĩa gì nhưng cứ quăng hết vào cho “đầy” vì nghĩ càng nhiều càng tốt.

BIỂU HIỆN của sự thiếu ưu tiên? Có thể kể tới như:

  • Slide của bạn tràn ngập số, cố gắng đưa rất nhiều biểu đồ, chart, line graph, để trông có vẻ chuyên nghiệp hơn…Nhưng headline không có ý chính, từng bảng biểu không có chủ ý là giải thích cho point gì.
  • Giữa các số liệu, biểu đồ không có liên kết/kết nối gì với nhau, thay vì mỗi slide kể 1 “câu chuyện”

👉 Người nghe căng mắt lên nhìn đống data để cố hiểu tình hình, nghe không hiểu ý chính bạn nói là gì, hoặc tệ hơn là không nghe luôn chỉ chăm chăm nhìn vào bảng số để kiếm số liệu họ muốn. Và tệ hơn nữa là đếch thèm nghe luôn.

Nếu may mắn, bạn sẽ được sếp “chửi” (lại một lần nữa thấy may mắn khi đi làm và được sếp chửi) và bắt làm lại report tới lúc ổn thì thôi. Còn lại thì… đa số sẽ ít khi góp ý, vì:

  • Nếu là đồng nghiệp: việc nói “report của bạn bị nhiều quá” không khác gì tự nhận mình không có kĩ năng “skim & scan” để chọn lọc data và tự rút ra được takeaways trong buổi họp. Tâm lý giấu dốt, tự cao sẽ cản trở họ feedback trực tiếp trong buổi họp
  • Tâm lý sợ mất lòng sẽ cản trợ họ feedback bạn sau buổi họp.
  • Nếu bạn là agency và present cho khách hàng: 1 là bạn sẽ được ăn chửi nhưng không đi kèm giải pháp gì hết hoặc bạn sẽ nhận được sự im lặng ậm ừ từ client vì client nghe cũng chả hiểu gì. Input đã tệ thì output không thể tốt, next steps bạn đưa ra dựa trên report cũng sẽ không có cơ sở, không đủ khả năng thuyết phục và từ đó bạn có thể gặp phải hệ quả là bị dừng project vì khách hàng không thấy được value từ bạn.

Nguyên nhân tại sao bạn lại chưa biết “ưu tiên”?

  • Thiếu khả năng nhìn nhận big picture và nhìn vào business view, từ đó kết nối các chi tiết và kể 1 câu chuyện hợp lý với số liệu. Phần này đã được đề cập ở bài viết trước
  • Chưa có kĩ năng phân tích và ưu tiên, không biết khi vấn đề xảy ra, Data nào liên quan tới vấn đề, data nào mang tính gây nhiễu, không quan trọng → Việc chọn data nào KHÔNG đưa vào report cũng quan trọng y như việc chọn cái nào đưa lên.

Tự học marketing: Cải thiện khả năng “ưu tiên” ra sao?

Để cải thiện vấn đề này thì vừa dễ mà lại vừa khó, dễ vì nó là một kỹ năng nên có thể học được, khó nằm ở việc mình phải thừa nhận là khả năng trình bày của mình yếu, tư duy của mình lộn xộn – để chấp nhận được việc này không hề dễ nha, mình đã feedback với rất nhiều bạn nhân viên về việc này nhưng để các bạn chấp nhận được nó thì cũng mất tới vài round chửi để thuyết phục.

Tâm lý đã được clear là mình yếu, vậy giải quyết thì như nào?

Nói kiểu sáo rỗng là học và làm nhiều vào. Còn nói kiểu trải nghiệm thực tế thì mình nghĩ cần:

  • Ưu tiên làm gì trước, làm gì sau, cái gì đưa vào và cái gì không. Cụ thể hơn là trước khi làm report thì hãy nghĩ “Report này phục vụ mục tiêu gì? Report để update performance của campaign tới thời điểm hiện tại? Update để làm gì? Để khoe hay để xác định vấn đề? Khoe là khoe gì? Vấn đề thì hiện tại đang có ở đoạn nào? Từ vấn đề đó thì mình xác định next action là gì?

=> Xác định toàn bộ storyline trước khi bắt đầu viết, khi xác định được storyline rồi thì mới biết là có bao nhiêu chương, hồi trong cái story đó? Ở mỗi chương, hồi mình sẽ ưu tiên kể cái gì. 
Tìm hiểu kinh nghiệm của các anh chị senior trong ngành tại đây.

  • Tiếp theo là viết nó xuống, nhận feedback từ sếp hoặc rehearsal storyline đó với đồng nghiệp để xem họ hiểu mình muốn truyền tải gì không. Nếu ổn rồi mới bắt tay vào làm chi tiết, lựa chọn dữ liệu, visualize chart và trình bày takeaways, next steps.
    Song song đó thì có thể đi đọc thêm về các report đã được đánh giá tốt từ sếp để học hỏi thêm.

Hơi dài dòng rồi, cơ mà đó, less is more, prioritization is the best. Chọn lọc và ưu tiên mà làm, thế thôi!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!