Những lỗi thường mắc phải khi viết CV chuyên nghiệp

Khi viết CV chuyên nghiệp chúng ta có thể mắc rất nhiều lỗi mà đôi khi chính người viết cũng không nhận ra. Dưới đây…

...
Twitter
LinkedIn
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Khi viết CV chuyên nghiệp chúng ta có thể mắc rất nhiều lỗi mà đôi khi chính người viết cũng không nhận ra. Dưới đây CareerPrep đã tổng hợp lại  những lỗi phổ biến mà người viết CV hay mắc phải nhất. Các bạn thử kiểm tra CV của mình, so sánh, thử thay đổi một chút trong CV của mình để đạt được hiệu quả cao hơn khi ứng tuyển nhé!

1. Lỗi hình thức

Ảnh CV chưa phù hợp: Nhiều người lựa chọn ảnh CV là những tấm ảnh selfie bằng điện thoại, nên thường ảnh sẽ mờ, hoặc không rõ mặt, thiếu trang trọng hoặc ảnh tạo ra khoảng trống thừa trong CV.
📌 Cách sửa lỗi: Lựa chọn ảnh phù hợp. Tốt nhất nên chọn ảnh chân dung chất lượng cao đảm bảo các tiêu chí: : lịch sự, rõ mặt, và cân đối độ lớn của ảnh với bố cục của CV. Nếu không có ảnh CV chuyên nghiệp chất lượng cao, có thể sử dụng bản mềm ảnh thẻ.

Địa chỉ email không trang trọng: Các địa chỉ email như hoangtudeptrai@gmail.com hay huongxinh@gmail.com là ví dụ cho những email chưa chuyên nghiệp. Bạn sẽ mất điểm khi nhà tuyển dụng nhìn thấy những email như thế này.
📌 Cách sửa lỗi: Đặt địa chỉ mail là tên của mình. Có thể sử dụng các cấu trúc như hovaten@gmail.com, ho.ten@gmail.com, hotenngaysinh@gmail.com,…

Viết CV quá dài: HR chỉ dành khoảng 5 – 30 giây để đọc từng CV thôi, đồng nghĩa là họ sẽ hiếm khi đọc cả trang đầy đủ. Khi bạn viết CV quá dài, điều đó sẽ chỉ làm giảm chất lượng của từng thông tin trong chiếc CV chuyên nghiệp của bạn.
📌 Cách sửa lỗi: Chỉ tập trung vào những điểm nổi bật. Một trang thường là tất cả những gì bạn cần, nhưng nếu bạn có hơn 10 năm kinh nghiệm và đảm nhiệm nhiều vai trò, bạn có thể sử dụng nhiều nhất hai trang. Đó là bất khả kháng nhé.

Không đặt tiêu đề/đặt sai tiêu đề CV: Đây là một khâu rất nhỏ nên nhiều bạn thường bỏ qua nhưng ngoài tiêu đề mail thì tiêu đề file CV cũng quan trọng vì nhà tuyển dụng thường lưu lại các CV đạt chất lượng. Nếu bạn đặt tiêu đề CV thiếu chuyên nghiệp như “CV, “Sơ yếu lý lịch” hoặc thậm chí là tên raw như “file XYX” sẽ gây mất điểm trầm trọng.
📌 Cách sửa lỗi: Bạn nên đặt tiêu đề theo cấu trúc [CV][Họ và tên][Vị trí ứng tuyển]

Quá chú trọng vào hình thức CV: Trong nhiều trường hợp thì một chiếc CV đẹp lại không đủ là một chiếc CV chuyên nghiệp. Lý do là bởi vì việc quá đầu tư vào hình thức CV là việc không cần thiết trừ khi bạn đang apply vào một công thù đặc thù trong ngành sáng tạo như designer,…
📌 Cách sửa lỗi: Sử dụng những template CV chuyên nghiệp được khuyên dùng  

Nguồn: iStock

2. Lỗi nội dung:

  • Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp viết chung chung, không có mốc thời gian cụ thể: Đây là lỗi khá phổ biến khi viết CV chuyên nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp chung chung như vậy ngoài chức năng làm đầy CV thì sẽ không giúp bạn được gì cả.
📌 Cách sửa lỗi: Công thức để viết mục tiêu phù hợp: [Điều bạn muốn đạt được/trở thành] + [Cách bạn đang hình dung để đạt được nó] +[Thời gian bạn dự kiến hoàn thành]

(*) Hãy viết ngắn gọn để mục tiêu nghe sắc bén hơn, không cần câu từ đầy đủ

Ví dụ đối với ngành Marketing:

  • Mục tiêu “chung chung”: Học hỏi và trao dồi kinh nghiệm để trở thành một marketer trong tương lai.
  • Mục tiêu cụ thể: Trở thành một marketer thay đổi cuộc chơi cho các local brand trong vòng 3 năm. Tập trung vào những brand có sản phẩm tốt & tận dụng sức mạnh marketing để tạo nên những câu chuyện tự hào Việt Nam.

Mục tiêu không có tính khả thi hoặc không liên quan đến công việc ứng tuyển: Ngoài kiểu viết chung chung thì nhiều bạn khi viết mục tiêu nghề nghiệp không khả thi. Như ví dụ trên, có bạn viết rằng muốn trở thành trưởng phòng Marketing trong vòng 1 năm nhưng có thể bạn ấy chỉ mới là fresher, đó là một mục tiêu không khả thi.
📌 Cách sửa lỗi: Chú ý đến tính thực tế và tính liên quan của mục tiêu trước khi viết vào CV chuyên nghiệp

  • Học vấn

Thêm các thông tin không cần thiết: Nhiều bạn thêm vào CV những thông tin thừa vì nghĩ rằng “Có còn hơn không” hoặc nhìn cho CV đỡ trống. Các thông tin dạng này thường là tên lớp đại học, điểm trung bình các môn, thông tin về học vấn cấp 2, cấp 3,…
📌 Cách sửa lỗi: Các phần này đều không nên có trong CV chuyên nghiệp

Thông tin đặt sai mục
📌 Cách sửa lỗi: Các thông tin như thủ khoa đầu ra hay học bổng đã nhận nên chuyển vào phần Thành tích, Các thông tin về các chứng chỉ hay khóa học kĩ năng nên chuyển sang phần Kĩ năng

  • Hoạt động ngoại khóa

Mô tả hoạt động quá chung chung và chưa cụ thể hóa kết quả hoạt động.
📌 Cách sửa lỗi: Mô tả chính xác công việc bạn làm và dẫn chúng thành tích bằng kết quả số liệu cụ thể.

  • Kinh nghiệm làm việc

Mô tả công việc quá chung chung và chưa cụ thể hóa kết quả công việc.
📌 Cách sửa lỗi: Cụ thể hóa kinh nghiệm làm việc bằng lượng hóa

Ví dụ cách trình bày chưa lượng hóa: Tạo dựng và duy trì quan hệ tốt với khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thu quý của toàn nhóm 
Cách trình bày sau lượng hóa: Tạo dựng và duy trì quan hệ tốt với khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thucủa toàn nhóm lên mức 30% mỗi quý, tương đương với mức doanh thu 20tr/tháng

Nguồn: Pinterest

Các công việc đưa vào CV có thời gian ngắn 
📌 Cách sửa lỗi: Chỉ đưa vào CV chuyên nghiệp những công việc có thời gian làm việc ít nhất là 6 tháng trở lên. (trừ các dự án ngắn hạn hoặc thực tập)

Sắp xếp thứ tự công việc lộn xộn
📌 Cách sửa lỗi: Bạn nên sắp xếp thứ tự công việc theo thời gian từ gần nhất đến xa nhất

Kinh nghiệm công việc không liên quan hoặc không phù hợp đến vị trí ứng tuyển.
📌 Cách sửa lỗi: Chỉ nêu các công việc thực sự liên quan đến vị trí ứng tuyển và tránh các công việc không yêu cầu kiến thức hay kĩ năng chuyên môn như bồi bàn, gia sư (trừ trường hợp bạn ứng tuyển các công việc liên quan F&B hay giáo viên,…

  • Kỹ năng:

Dùng inforgraphics (Thang điểm tự đánh giá), không có dẫn chứng cụ thể.
📌 Cách sửa lỗi: Hình thức trình bày này sẽ không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng vì không có cơ sở rõ ràng, bạn nên viết thành dòng tên tiêu đề + dẫn chứng rõ ràng về kỹ năng như bằng cấp, chứng chỉ cụ thể hoặc có thể thể hiện luôn trong mô tả kinh nghiệp làm việc

  • Thành tích

Thành tích không nổi bật hoặc không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Đây là ví dụ về một số giải thưởng/thành tích không liên quan hoặc không quá nổi bật: Giải nhất Nữ sinh thanh lịch trường X hoặc Vòng loại cuộc thi Marketing On Air.
📌 Cách sửa lỗi: Chỉ nêu những thành tích thực sử nổi bật, đáng chú ý và liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ CV chuyên nghiệp ngành Marketing thì viết các giải thưởng liên quan tới ngành Marketing thôi.

Có thể những lỗi được kể trên đều là những chi tiết rất nhỏ trong CV nhưng nếu mắc nhiều lỗi cùng lúc thì CV chuyên nghiệp của bạn sẽ không đảm bảo được tính chuyên nghiệp nữa. Vì vậy, hãy chú ý và checklist thật kĩ những lỗi này trước khi nộp CV nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!