USP là gì? – Tự học Marketing

Dù là một Marketer lâu năm hay là newbie đang tự học marketing, bạn cần hiểu và nắm thật rõ về thuật ngữ USP (Unique…

...
Twitter
LinkedIn
usp tu hoc marketing
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Dù là một Marketer lâu năm hay là newbie đang tự học marketing, bạn cần hiểu và nắm thật rõ về thuật ngữ USP (Unique Selling Point) để có thể xác định, vận dụng USP của doanh nghiệp mình trong việc xây dựng 1 chiến lược Marketing hiệu quả. Hãy cùng CareerPrep giải mã USP là gì và những USP nổi bật của các thương hiệu trong bài viết dưới đây.

1. USP là gì?

USP hay còn gọi là Unique Selling Point, có thể được hiểu đơn giản là giá trị độc nhất mà chỉ một mình sản phẩm của bạn mới có. USP chính là yếu tố để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lợi thế khác biệt về mặt giá cả, công dụng.

Trong Marketing, USP chính là yếu tố quyết định trực tiếp sự thành công và hiệu quả của một chiến dịch Marketing và việc định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. Mặc dù chiến dịch truyền thông của bạn có đẹp hay độc đáo đến đâu nhưng nếu nó không thể hiện được USP của sản phẩm thì chiến dịch Marketing của bạn sẽ khó tiếp cận đến các tệp khách hàng tiềm năng. Và để hiểu hơn về tầm quan trọng của USP trong doanh nghiệp và Marketing, hãy cùng CareerPrep tìm hiểu về những lợi ích to lớn mà 1 USP tốt có thể mang lại.

2. Các lợi ích của USP?

Việc có 1 USP tốt và thể hiện USP đó 1 cách rõ ràng đến với khách hàng chính là một trong những chìa khóa giúp bạn đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Khi khách biết và hiểu về USP của sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ sẽ có lòng tin với thương hiệu và sẵn sàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn từ đó giúp thương hiệu của bạn nổi bật trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác.

3. Vậy làm sao để có thể xác định và thể hiện USP của sản phẩm/ dịch vụ một cách hiệu quả?

Để có thể xác định được USP, bạn cần phải hiểu rõ 3 phần chính sau đây: 

usp tu hoc markeing

 

nguồn: Behance (Jiaqi Wang)

3.1. Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng

Đầu tiên, hãy tự review và nghiên cứu về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn phải hiểu và biết mình đang có những gì thì bạn mới có thể mang nó đến với khách hàng và đánh bại được các đối thủ của mình. Hãy tìm hiểu xem đâu là lợi ích, giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của bạn đang mang đến cho khách hàng, lợi ích, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ mà có thể ảnh hưởng đến sự thành công của thương hiệu. Hãy tự hỏi:

  • Sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đang mang lại những lợi ích, giá trị gì?
  • Những gì mà sản phẩm doanh nghiệp có nhưng đối thủ cạnh tranh lại không có?

Xem thêm: Market Research như thế nào cho đúng?

3.2. Mang lại đúng những lợi ích, giá trị mà khách hàng đang thật sự cần

Hiểu rõ và giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng đang cần sẽ giúp bạn tiếp cận và khai thác tối đa được những tệp khách hàng tiềm năng. Đẩy mạnh Market Research (Nghiên cứu thị trường) bằng những phương pháp khác nhau như Desk Research, In-depth Interview (Phỏng vấn cá nhân), Focus group Interview (Phỏng vấn nhóm) sẽ giúp bạn tìm ra được Insight và những thông tin cần thiết về khách hàng. Dựa vào đó, bạn sẽ có thể thay đổi và phát triển USP của mình phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể thử đặt ra 1 số câu hỏi dưới đây để có thể hiểu sâu hơn về khách hàng của mình:

  • Vấn đề hiện tại của tệp khách hàng đang là gì?
  • USP của sản phẩm, dịch vụ của mình có thể giải quyết vấn đề đó như nào và mang lại những lợi ích gì cho tệp khách hàng đó?

3.3. Hiểu rõ đối thủ của bạn để mang lại cho khách hàng những gì đối thủ không thể làm được

Khi đã hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của bạn, hãy tìm hiểu thật sâu về đối thủ của bạn. Trong một thị trường luôn cạnh tranh và biến đổi, nắm rõ những điểm yếu của đối thủ và khai thác tốt những điểm yếu đó sẽ giúp bạn định vị và phát triển thương hiệu của mình. Việc thực hiện Competitive Research và Analysis (Tìm hiểu và phân tích đối thủ) thật chi tiết, đầy đủ sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin để trả lời các câu hỏi:

  • Đối thủ của bạn đang thiếu gì và điểm yếu của họ ở đâu?
  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể cải thiện và phát triển như nào để đạt được những gì đối thủ của bạn chưa có?
  • USP của bạn có đang trùng hoặc yếu thế hơn so với các đối thủ trên thị trường

Khi có thể trả lời đầy đủ những câu hỏi này, bạn sẽ thể hiện được USP của mình một cách tốt nhất với khách hàng.

Để có những cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về USP, hãy cùng CareerPrep phân tích USP nổi bật của một số thương hiệu ở trên thị trường.

M & Ms: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn” M&M tạo ra những chiếc vỏ kẹo giúp socola không dễ dàng bị rỉ ra và không làm bẩn tay của các khách hàng. Điều này đã giải quyết được vấn đề về vệ sinh khi ăn kẹo socola mà đa số các khách hàng gặp phải. Nhưng độc đáo hơn, trong thông điệp Marketing, họ đã tập trung làm nổi bật việc socola sẽ không dính lên tay và gây mất vệ sinh bằng cụm từ “tan chảy trong miệng, không phải trong tay bạn”. Từ phủ định “không” được sử dụng ở đây càng làm rõ sự đối lập và thể hiện rõ ràng được USP của kẹo M&M.
Domino’s Pizza: “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí’’ Khẩu hiện trên đã thể hiện rất rõ USP của Domino Pizza, đó là sự đảm bảo về mặt chất lượng của pizza và sự quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng. Việc nhấn mạnh từ “nóng” và thời gian giao giới hạn trong 30p sẽ giúp khách hàng thưởng thức được những chiếc pizza nóng hổi và nhanh chóng, thay vì phải chờ đợi lâu khiến khách hàng trở nên bực tức, nóng nảy hơn. Và hơn thế nữa, để có thể đảm bảo được USP của mình, Domino Pizza đã mang đến một điều khoản bảo hiểm cho khách hàng, họ sẽ nhận được pizza miễn phí nếu pizza không còn nóng và không đến kịp trong 30p. Với những điều khoản trên, Domino Pizza thể hiện sự tôn trọng và quan tâm hết mực đến khách hàng, điều mà giúp các khách hàng của Domino luôn trung thành và đồng cảm cùng với thương hiệu.

 

Từ hai ví dụ trên, bạn có thể thấy việc nắm rõ, hiểu và thể hiện USP của sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả sẽ giúp thương hiệu của bạn thành công và phát triển lâu dài.

4. Kết luận

Thông qua bài viết trên, CareerPrep đã cùng bạn tìm hiểu về tầm quan trọng và sự cần thiết của USP trong sự thành công của thương hiệu và các chiến dịch Marketing. Hãy luôn chú tâm và khai thác thật tốt USP của bạn để có thể giúp thương hiệu phát triển lâu dài và mạnh mẽ hơn nữa nhé.

Xem thêm: Hiệu ứng Dunning & Kruger – Tại sao khởi nghiệp thường … dễ thất bại?

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!