Tư duy phản biện – Hỏi thế nào cho đúng?

Trong một lớp học thường sẽ có 2 kiểu học sinh như sau:Kiểu 1: Gần hết giờ vẫn đặt hỏi về những thắc mắc trong…

...
Twitter
LinkedIn
Tư duy phản biện
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một lớp học thường sẽ có 2 kiểu học sinh như sau:
Kiểu 1: Gần hết giờ vẫn đặt hỏi về những thắc mắc trong bài học.
Kiểu 2: Mong những người ở “kiểu 1” ngừng hỏi để còn về.

Nếu bạn nằm trong kiểu 2 thì bạn cần đọc bài này để biết cách xây dựng tư duy phản biện. Nếu bạn là kiểu 1 thì bạn có thể đọc để hiểu rõ hơn nữa về tư duy phản biện :B.
Và nếu bạn thắc mắc vì sao mình cần phải có tư duy phản biện thì hãy cùng CareerPrep đọc bài này nhé!

Tư duy phản biện có thật sự cần thiết?

Thực tế cho thấy rằng rất nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay thiếu khả năng phản biện. Một mặt là vì văn hóa của nước ta xưa giờ là nghe lời người trên nên sinh viên thường không có ý định đặt câu hỏi phản biện cho giáo viên và cho rằng những gì họ nói đều đúng. Mặt khác, việc dạy cách tư duy phản biện chưa được nhiều tổ chức giáo dục áp dụng triệt để.

❓ Nếu KHÔNG CÓ tư duy phản biện thì ta như thế nào?
A: Bạn sẽ có thói quen dựa dẫm người khác, họ nói gì bạn cũng làm 👉 Bạn không có sự độc lập.
A: Bạn thấy những lỗi sai nhưng không dám nói ra, bạn sợ mình nói sai 👉 Bạn không có chính kiến. 

❓ Nếu CÓ tư duy phản biện thì ta sẽ như thế nào?
A: Sẽ không có hai điều trên.
Giả sử bạn tin tưởng và làm theo những gì họ bảo nhưng đó là những việc sai trái thì sao? Giả sử cái điều bạn không dám nói ra kia có thể cứu nguy cho công ty của bạn thì sao? Đấy là lúc bạn cần phát huy bộ óc phản biện của bản thân đó.

Tư duy phản biện
Nguồn: Pinterest

Biết thì hỏi, không biết cũng hỏi

Nghe cụm “tư duy phản biện” cũng hơi đao to búa lớn ha? Nhưng thực chất phản biện đơn giản là đặt câu hỏi mà thôi. Vậy thì làm sao để đặt câu hỏi cho đúng?

📍 So sánh với những gì đã được học
Giả sử giáo viên dạy bạn mô hình marketing 4Ps là quan trọng nhất nhưng theo bạn đọc được nơi khác thì tác giả bảo 4Us mới là quan trọng. Vậy từ cái lấn cấn này hãy phản biện bằng cách đặt câu hỏi nhờ giáo viên giải đáp.

📍 Dựa vào kinh nghiệm bản thân
Ví dụ khi có người nói với bạn rằng chỉ cần sản phẩm tốt là kiếm được lợi nhuận, nhưng với trải nghiệm của một thực tập sinh Marketing bạn có thể phản biện lại rằng: đúng là sản phẩm tốt là rất cần thiết nhưng nếu marketing không tốt thì sản phẩm sẽ không có độ nhận diện cao và khó bán được hàng.

Hoặc giả sử bạn B khen bạn C học giỏi khi nhìn bảng điểm của C, nhưng vì từng làm việc nhóm và học chung với C nhiều môn bạn lại thấy rằng “C khá lười nhác và chỉ nhờ cậy bạn bè”.

Bạn thấy đó, dù bạn mới học nên chưa có đủ kiến thức, chưa đọc nhiều sách nên không biết dựa vào đâu mà phản biện thì cứ lôi mọi thứ từ trải nghiệm thực tế của bản thân ra.

📍 Hãy luôn thắc mắc
Một trường hợp đã từng xảy ra thế này: A và B là bạn (không thân lắm), một hôm A gọi điện rủ B đầu tư tích trữ vì A biết cách đầu tư gây lời một số tiền khổng lồ. B nghe theo A đầu tư và lời to, vì thế B quyết định nghe A đầu tư thêm nhưng lần này thì A ôm tiền của B chạy mất. 👉 B mất trắng.

Trong trường hợp này nếu có tư duy phản biện có thể bạn sẽ thắc mắc rằng: “Vì sao A lại rủ mình trong khi không thân? Nếu mình có bí quyết đầu tư gây lời như thế thì giữ một mình xài đi chứ?…”

Tư duy phản biện
Nguồn: Pinterest

Nhiều người khá ngại ngùng khi đưa ra câu hỏi phản biện bởi vì họ thấy bản thân không có kiến thức, kĩ năng hay trải nghiệm gì và sợ câu hỏi mình đặt nghe hơi “đần”. Nhưng nếu bạn không biết thì bạn vẫn có quyền hỏi, dù câu hỏi của bạn sẽ không được sắc bén, không đưa ra được giải pháp nhưng đây là bước đệm giúp não bộ bạn kích hoạt tư duy phản biện đấy!

Đúng đúng, sai sai

Có thể bạn không biết: Ranh giới giữa phản biện và chỉ trích rất mỏng.
Xem thêm: Tỉnh táo trước những ngụy biện hợp lí.

Ví dụ, khi đọc một bài nghiên cứu, người có tư duy phản biện sẽ thắc mắc về nội dung trong bài nghiên cứu, người chỉ trích sẽ “bới lông tìm vết” sai chính tả.

Nhiều người thường lầm tưởng phản biện giống như cãi nhau, chỉ trích nhưng bản chất phản biện là đặt câu hỏi đúng và logic. Vì thế bạn có thể tập cho bản thân quen với việc đặt câu hỏi “tại sao?”. Ví dụ như khi đọc một nghiên cứu, đọc sách nghe podcast, nghe giảng hãy cứ liên tục đặt câu hỏi: “Tại sao lại như thế này? Tại sao như thế kia? Tại sao không dùng cách khác?…”

Mục đích của việc đặt câu hỏi như thế sẽ giúp não bộ của bạn hoạt động một cách độc lập hơn, không chỉ nhận kiến thức mà còn biết đưa ra câu hỏi đáp lại.
Xem thêm: Có nên áp dụng cách học thụ động?

Tư duy phản biện
Nguồn: Pinterest

Tóm lại, tư duy phản biện là một kỹ năng cần thiết không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống, giúp chúng ta biết phân tích tổng hợp vấn đề thay vì chỉ ghi nhớ hoặc mù quáng chấp nhận thông tin. Bên cạnh đó, tư duy duy phản biện còn giúp chúng ta có thế nhìn mọi việc một cách khách quan và khai phá sự sáng tạo trong bộ não của bản thân.

Mong là bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của tư duy phản biện và giúp bạn phát triển khả năng phản biện của bản thân.
Bài viết có tham khảo từ The Present Writer.
——————-
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!