Câu hỏi phỏng vấn: Hãy kể về những thử thách hay khó khăn bạn từng đối mặt và cách bạn vượt qua [+ví dụ chi tiết]

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi phỏng vấn chung chung cũng như những câu hỏi…

...
Twitter
LinkedIn
Câu hỏi phỏng vấn
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi phỏng vấn chung chung cũng như những câu hỏi cụ thể về công việc. Chuẩn bị cho cả hai dạng câu hỏi này có thể giúp bạn thể hiện các kỹ năng của mình và hy vọng nhận được một lời mời làm việc. Đối với hầu hết các vị trí ứng tuyển, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn “Hãy kể về những thử thách hay khó khăn bạn từng đối mặt và cách bạn vượt qua”.

Có thể bạn quan tâm:Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive

Trong bài viết này, CareerPrep sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi phỏng vấn này, chia sẽ hướng dẫn bạn trả lời câu hỏi và đưa ra các câu trả lời ví dụ để bạn xem xét nhé.

1. Dụng ý của nhà tuyển dụng qua câu hỏi phỏng vấn 

Đây là một câu hỏi khó vì bạn buộc phải nói về khoảng thời gian khó khăn với một người hoàn toàn xa lạ. May mắn thay, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để biến một thách thức thành một thành tựu tuyệt vời.

  • Bạn phản ứng thế nào với thử thách và khó khăn:

Câu hỏi phỏng vấn này khá phổ biến với các nhà tuyển dụng trong hầu hết các ngành. Thông thường, những người phỏng vấn hỏi câu hỏi này vì họ biết trong gian nan, khó khăn là lúc bạn bộc lộ đúng con người mình nhất.. Nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe kỹ câu trả lời của bạn để cách bạn đối mặt với thách thức, kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn là gì trên các phương diện khác nhau, bạn kiên cường như thế nào trước nghịch cảnh, bạn có thể vượt qua như thế nào và kết quả ra sao.

Có thể bạn quan tâm: Logical Mindset – để trở thành một Marketer giỏi

  • Kỹ năng giao tiếp, trao đổi của bạn:

Nhà tuyển dụng muốn biết thêm về các kỹ năng giao tiếp cũng như sự giao lưu giữa bạn và đồng nghiệp. Ví dụ: Khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch của bạn, công việc chất đống, khó khăn ập đến liên tục, bạn sẽ tìm đến ai để xin lời khuyên? Và bạn có tiếp thu phản hồi của họ rồi thực hiện giống họ đã nói không.

Đọc thêm: Nhà tuyển dụng tìm kiếm gì ở bạn trong vòng phỏng vấn?

Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Pinterest

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Hãy kể về những thử thách hay khó khăn bạn từng đối mặt và cách bạn vượt qua”

  Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này, lời khuyên chân thành là bạn nên đưa ra một tình huống cụ thể và sau đó chỉ ra cách bạn đã tìm ra giải pháp cho vấn đề. Cố gắng làm sao cho câu trả lời của bạn ngắn gọn và tập trung. Dưới đây là các bước CareerPrep đưa ra giúp bạn có thể chuẩn bị một tình huống sau cho hiệu quả nhất.

  • Ngữ cảnh

Đầu tiên, hãy nói rõ với người phỏng vấn tình huống bạn đang gặp phải để nhà tuyển dụng biết được ngữ cảnh. Vấn đề là gì và nó xuất hiện như thế nào? Trong một hoặc hai câu, hãy tạo một bức tranh rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể hình dung thách thức lúc đó xảy ra trong lớp học ở đại học hoặc ở công việc trước đây.

Ví dụ như: “Trong quá trình làm bài tập cuối kỳ môn quản trị chiến lược với nhóm bạn của em thì đã có một bạn đột nhiên muốn thay đổi toàn bộ chiến lược hai ngày trước tới deadline nộp bài. Bạn ấy không hài lòng với bản draft chúng em đang làm, vì vậy chúng em đã ngồi lại và cùng nhau giải quyết ý kiến của bạn”.

  • Nhiệm vụ

Hãy nói về nhiệm vụ lúc đó của bạn cũng như mỗi người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, để họ hiểu bạn phù hợp với nhóm như thế nào. Bạn không cần phải đi vào quá nhiều chi tiết nhưng hãy chia sẽ bằng một hoặc hai câu về vai trò của mọi người trong dự án như vậy sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn như: “Trong chiến dịch truyền thông cho sản phẩm mới lúc đó, em được giao trách nhiệm sẽ viết content cho facebook chính công ty. Em đã rất lo lắng vì đây là lần đầu em được giao nhiệm vụ quan trọng đảm nhiệm bộ mặt chính của công ty trên mạng xã hộ.”

  • Hành động (quan trọng nhất)

Sau khi bạn hoàn thành 2 bước trên, hãy giải thích cho nhã tuyển dụng bạn đã thực hiện những gì để vượt qua thử thách đó. Bạn có thể chia sẽ thêm về quá trình suy nghĩ của bạn để đưa ra các bước bạn giúp giải quyết vấn đề. Nhưng vẫn nên duy trì nói một đến hai câu thôi là “ổn áp” rồi nha. 

Ví dụ: “Khi em nhận được nhiệm vụ thuyết trình, dù đây là một khó khăn lớn nhưng em đã vạch ra một kế hoạch cụ thể cho riêng mình, em bắt đầu lên mạng để xem các video bài thuyết trình thành công trước đây để lấy kinh nghiệm, sau đó phân tích góp ý của chị quản lý đưa ra về bài thuyết trình nháp ban đầu của em. Từ đó kết hợp tất cả các ý tưởng lại và hoàn thành bài thuyết trình”.

  • Kết quả

Sau cùng thì kết thúc câu trả lời bằng một ý kiến tích cực để nhà tuyển dụng của bạn coi bạn là người chủ động giải quyết vấn đề. Nếu có thể, bạn hãy nói kết quả sau khi bạn giải quyết vấn đề. Đó là một cách tuyệt vời để chứng minh rằng bạn đã tạo được tác động tích cực đến công ty hoặc chiến dịch và nó cũng cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang tập trung và hy vọng có kết quả tốt.

Ví dụ như: “Cuối cùng khách hàng cũng rất phấn khích với kế hoạch mới và tất cả những ý tưởng mới mà em đã đề xuất!”

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình/Let’s introduce about yourself

Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? [+Ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Pinterest
Có thể bạn quan tâm: Biết ưu tiên – tố chất Marketer giỏi cần có!

3. Câu trả lời mẫu 

  • Ví dụ 1

Tiếng Việt

“Trước đây, em có giảng dạy anh văn ở một trung tâm gần nhà thì ở lớp em luôn có một học sinh thường xuyên đến lớp muộn. Học sinh ấy đã nói với em rằng giáo viên năm ngoái bảo các em đi học lúc 8h, vì vậy các em cứ đến giờ thì mới tới trường. Nhưng em thấy các học sinh khác trong lớp đến đúng giờ, vì vậy em biết đó không phải là vấn đề thực sự. Giờ ra chơi hôm đó em gặp học sinh để hỏi lý do thực sự tại sao đến muộn. Học sinh giải thích với em rằng phải chờ mẹ chở đi học. Chúng em đã cùng nhau lập một kế hoạch để giúp học sinh giữ liên lạc với mẹ nhưng vẫn đến lớp đúng giờ, em đã chỉ cho em ấy bắt xe bus tuyến đường gần nhất để đến trung tâm vào lúc 7h15 mỗi ngày để không bị trễ. Học sinh rất biết ơn vì em đã dành thời gian gặp riêng em ấy thay vì ép buộc em ấy thảo luận về những vấn đề riêng tư của mình trước mặt các học sinh khác.”

Tiếng Anh

“In the past, when I taught English at a center near my house, there was always a student who was often late to class. The student told him that the teacher last year told them to go to school at 8 o’clock, so they only go to school this time. They see other students in the class arriving on time, so they know it’s not the real problem. At recess that day, I met with students to ask the real reason why he was late. The student explained to me that he had to wait for his mother to drive him to school. We came up with a plan to help the students stay in touch with their moms but still get to class on time, I showed him to take the nearest bus route to the center at 7:15 every day so as not to be late for school. The student is grateful that I took the time to see him instead of forcing him to discuss his private matters in front of other students.” 

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Pinterest

  • Ví dụ 2

Tiếng Việt

“Lúc trước khi làm ở vị trí thực tập sinh cho công ty ecommerce, lúc đó em đã giao cho quản lý một chiến dịch rất mới trong khi lúc đó em chưa có kinh nghiệm gì nhiều. Em đã rất lo vì sợ mình sẽ không làm tốt công việc, em đã bắt đầu lập ra kệ hoạch chi tiết để giải quyết các mục khó trong dự án, em dành thời gian để lên mạng xem các dự án cùng type trước đây để học hỏi kinh nghiệm, sau đó viết ra nội dung nháp của mình và đưa cho sếp coi. Em theo dõi plan rất kỳ và đúc kết ý kiến từ feedback của sếp, rút kinh nghiệm từ những lỗi sau để hoàn chỉnh lại nội dung của mình. Và kết quả là chiến dịch đã rất thành công và kiếm được nhiều khách hành mới.”

Tiếng Anh

“Before, when I worked as an intern for an eCommerce company, at that time I was assigned to manage a very new campaign while at that time I did not have much experience. I was very worried because I was afraid that I would not do a good job, I began to create a detailed plan to solve the difficult task in the project, I took the time to go online to see previous projects of the same type to learn from experience, then write down my draft and show it to my boss. I follow the plan very carefully and gather ideas from my boss’s feedback, learning from the following mistakes to complete my content. As a result, the campaign was very successful and gained many new customers.”

Có thể bạn quan tâm: Xây dựng giả định – các Marketers hãy lưu ý!

——————————

CareerPrep – Guide people to right jobs

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!