Nguyên tắc tự học: “Công Thức” Cho…Mọi Thứ Trong Cuộc Sống.

Có tồn tại công thức cho…mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta? *Bài viết thứ 2 trong series “Phát triển kĩ năng tự học”…

...
Twitter
LinkedIn
công thức cho mọi thứ trong cuộc sống
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Có tồn tại công thức cho…mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta?

*Bài viết thứ 2  trong series “Phát triển kĩ năng tự học” của Hưng , các bạn có thể đọc phần 1 ở trong cùng topics này nhé!

Xem thêm: 2 Nguyên Tắc Cơ Bản Để Phát Triển Khả Năng Tự Học Hiệu Quả

Trong thí nghiệm nổi tiếng “Chú chó của Pavlov”, các nhà khoa học thấy rằng, nếu họ rung chuông mỗi lần cho chó ăn, con chó sẽ hình thành suy nghĩ “Nếu có tiếng chuông, mình sắp được ăn”. Kể cả khi họ chỉ rung chuông không, nó vẫn tiết nước bọt, phản xạ y như lúc được cho ăn.

Thí nghiệm này chính là tiền đề tạo ra công trình nghiên cứu nổi tiếng mà chúng ta vẫn hay quen thuộc với tên gọi “Phản xạ có điều kiện” – đây là công trình nghiên cứu được nhà khoa học Nga Pavlov công bố vào năm 1897 dựa trên thí nghiệm rung chuông kể trên

Phản xạ có điều kiện là phương thức phản xạ của động vật bậc cao, điều đó có nghĩa là phản xạ của loài chó thì cũng giống loài người thôi. Chúng ta lớn lên, trưởng thành, hiểu biết hơn, dần sẽ có nhiều tiếp xúc và hình thành ra các phản xạ có điều kiện, dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ – Tư duy của chúng ta được cấu trúc theo hình thái suy nghĩ NẾU…. THÌ… .

VD: khi chạm vào thứ gì có vẻ nóng thì phản xạ tự nhiên là sẽ rụt tay lại, phần lớn chính dựa vào việc quan sát các hiện tượng nhân quả như trên, và bộ não được lập trình để suy nghĩ theo hướng này.

——

Trong bài viết trước về việc làm thế nào để phát triển khả năng tự học, Hưng có kể câu chuyện về 1 bạn nhân viên của Hưng, khi hướng dẫn và coach bạn ý các kiến thức và cách thiết lập kế hoạch Marketing.

Chi tiết hơn thì sau vài lần ngồi cầm tay chỉ việc khá cặn kẽ, lý giải logic của việc là tại sao trong kế hoạch lại có phần này phần kia, tại sao chỉ số này lại là 8 thay vì là 10 dựa trên nguyên tắc nào?,….

Sau đó bạn đó hỏi Hưng: “Hưng có cách nào tóm tắt nó theo dạng công thức không? Sau này khi gặp trường hợp tương tự thì em sẽ có một công thức, cách thức ra số cụ thể, để đỡ mất công phải ngồi suy nghĩ quá nhiều nữa?” Nếu Hưng có những cái bản kế hoạch mẫu, công thức cụ thể, quy trình hướng dẫn thì tốt quá”

Trong một ví dụ khác, khi Hưng nói về sales, cũng có 1 bạn hỏi kiểu “Anh có thể tóm tắt thành công thức là khi khách hàng phản hồi về giá thì mình sẽ nói sao? Khi khách hàng từ chối mua hàng do khu vực địa lý không phù hợp thì sẽ nói sao,….”


ĐÂY CHÍNH LÀ DẠNG TƯ DUY CÔNG THỨC, HAY GỌI LÀ TƯ DUY NẾU …. THÌ

NẾU Marketing và Sales có thể gói gọn lại thành mệnh đề A -> B như vậy thì mọi thứ có thể đơn giản biết mấy. Cái chúng ta đang hỏi nó giống bề nổi của tảng băng chìm vậy, nó chính là khái niệm Central (trung tâm) vs Periphery (ngoại vi) – bạn nào chưa đọc bài trước thì đọc thêm để hiểu về nguyên lý tự học mọi thứ hiệu quả nhé.

Việc tìm kiếm một “bài văn mẫu” như thế thường sẽ không hiệu quả nếu lần sau chúng ta gặp một tình huống tương tự, nhưng có các yếu tố khác thay đổi, và không may là cuộc sống thực tế có rất rất nhiều biến số mà chúng ta không thể kiểm soát được. Việc “chép văn mẫu” khi đó sẽ không có tác dụng gì, nếu chúng ta không nắm được bản chất cốt lõi của những vấn đề.


Dưới đây là một ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn:

Hãy hình dung chúng ta đi bán hàng, khách hàng mặc cả 7 đồng cho sản phẩm mà chúng ta đang định giá 10 đồng, và trong trường hợp này, công ty đã dạy cho bạn công thức “nếu khách hàng mặc cả thì cần tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được và nói rằng nó lớn hơn giá trị mà khách hàng đang mặc cả – ở đây là 3 đồng, vì khách hàng không ý thức được giá trị của sản phẩm”.

Và chúng ta thao thao bất tuyệt về việc các giá trị sản phẩm đem lại cho khách hàng tốt như thế nào, rằng 3 đồng cộng thêm là hoàn toàn xứng đáng.

Thế nhưng, các bạn đã lường đến được tình huống khách hàng lại bảo “Tôi cũng là dân từng bán sản phẩm này và tôi hiểu rõ lợi ích, tôi thấy chỉ đáng 7 đồng thôi vì ngày xưa tôi cũng bán 7 đồng,…

Và còn vô số kịch bản, tình huống khác nhau mà chúng ta sẽ không thể lường trước được, cũng như không thể đơn giản hóa thành công thức đơn giản là “Nếu gặp A thì tôi xử lý B được. Mà chúng ta cần tính đến nhiều yếu tố, nắm bắt được nguyên nhân cốt lõi và đưa ra phương án giải quyết phù hợp (cái này liên quan tới problem solving rồi – anh sẽ chia sẻ ở bài khác nhé các bạn)

Xem thêm: Viết CV năm 2021: Những sai lầm nên tránh

Nguyên lý tự học: Não người được cấu tạo để tư duy theo công thức hệ quả (Nếu…thì)

Trong mọi tình huống, chúng ta luôn tìm cách tự nghĩ cho mình 1 lý do để giải thích 1 sự kiện, tự huyễn hoặc bản thân mình, để câu chuyện trở về quy tắc “Nếu thì – nguyên nhân suy ra hệ quả” mà chúng ta quen thuộc mà bỏ qua các suy nghĩ phản biện là nếu A thì có thể C, D hoặc E không?

Việc thiếu tư duy như vậy hạn chế khả năng nghĩ rộng và sâu của chúng ta, ép chúng ta vào 1 khuôn tuyến tính và dẫn ta đến con đường tự học theo dạng công thức, thay vì tự học theo nguyên tắc Central (trung tâm) vs Periphery (ngoại vi) như anh có chia sẻ ở bài trước.

Một sinh viên mặc chiếc áo đỏ 3 lần liền, đi thi đều được điểm cao, thì từ đó mỗi lần đi thi sẽ mặc áo đỏ. Một cặp vợ chồng vô sinh nhiều năm, vừa đi lễ chùa Ba Vàng về thì thụ thai, thế là sau đó trở thành tín đồ trung thành. Một ông giám đốc bị bệnh hiểm nghèo, đã dùng bao nhiêu loại thuốc, và sau khi dùng thử sừng tê giác thì thấy đỡ, thế là sau đó sẵn sàng bỏ tiền tỉ ra mua sừng tê giác tẩm bổ.

Và chúng ta hình thành suy nghĩ Nếu A thì B dựa trên các quan sát ở trên. Tuy nhiên lời giải thích cho cả 3 trường hợp này đều gói gọn vào 1 từ “may mắn”.

Ví dụ vui vậy để các bạn hình dung mọi việc trong đời đều KHÔNG thể suy nghĩ theo hình thái Nếu A thì ra B – hay theo dạng công thức 1 + 1 = 2 (có thể bằng 3 thì sao?). Việc tự học cũng như vậy, hãy nghĩ là A có thể ra B cũng có thể ra C, D, hay E. Chỉ cần là hiểu nguyên lý của A là gì thì chúng ta sẽ biết trong trường hợp nào A ra B hay C, hay D, E

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!