Những điều ngại bao nhiêu cũng phải hỏi rõ khi phỏng vấn xin việc

Tác giả: [Chà] | Bài viết được chia sẻ độc quyền bởi người viết và cộng đồng CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề, vui lòng…

...
Twitter
LinkedIn
phỏng vấn xin việc
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Tác giả: [Chà] | Bài viết được chia sẻ độc quyền bởi người viết và cộng đồng CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề, vui lòng không tự ý repost.

Khi đến vòng phỏng vấn xin việc hãy nhớ hỏi những câu hỏi nhỏ sau. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá được “chất lượng thật” của công việc lẫn công ty, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

1, Phỏng vấn xin việc nhớ hỏi: Ăn cơm ở đâu, để xe ở đâu, nghỉ trưa ở đâu?

Cái này hơi xàm nhưng thực tế nó lại sinh ra muôn vàn nỗi muộn phiền trong kiếp đi làm. Phỏng vấn xin việc phải hỏi rõ ràng. Nếu công ty nào không quan tâm đến ăn ở của anh em, không cho ngủ trưa, gửi xe xa lận tám nghìn kí lô mét, thế thì phỏng vấn chỗ khác đi.

Tất nhiên đừng đòi hỏi như là đi resort. Theo tui thì công ty dừng lại ở mức có tủ lạnh và lò vi sóng, có sàn trống để trải thảm ngủ trưa, có chú bảo vệ và bãi gửi xe ngay cạnh là đủ.

2, Công việc cụ thể là gì, khối lượng bao nhiu, có công việc phát sinh không, làm thêm giờ không?

Cùng một vị trí “quay dựng phim”, nhưng mỗi công ty sẽ có một nhu cầu khác nhau. Có nơi cần quay nhiều dựng ít, có nơi phải ra ngoài làm việc, có nơi phải làm trong phòng thu không được bật điều hoà rất nóng.

Tui từng gặp trường hợp bên kia tuyển quay dựng cho phim chếch. Tuy nhiên, câu này nên hỏi khéo léo, nên trình bày là em đã tìm hiểu về nội dung công việc cũng như yêu cầu của công ty, tuy nhiên, em muốn biết rõ ràng cụ thể hơn về các đầu việc thường xuyên xử lý để có chuẩn bị phù hợp.

Đừng có bảo em chưa biết vị trí này cần làm gì. Chưa biết thì các ông các pà đi chợ đi chơi đi rải CV phỏng vấn xin việc bừa chắc? Công việc phát sinh và làm thêm giờ cũng thế. Không phải hỏi để chối đây đẩy không làm ngoài giờ. Nếu cứng nhắc thế thì còn lâu mới tìm được việc. Mình hỏi để tự lượng sức xem như thế thì mình có làm được không. Và mình hỏi để đàm phán về quyền lợi. Cùng phải làm thêm giờ, nhưng có lương vẫn tốt hơn không có, đúng chưa?

3, Em có được đóng bảo hiểm không? Bao giờ? Hợp đồng được ký khi nào?

Trong suốt quãng thời gian phỏng vấn xin việc với ứng viên 2 3 năm nay, rất hiếm khi tui được thấy các bạn ứng viên hỏi cặn kẽ về vấn đề này.

Ai cũng ngại.

Nhưng nếu công ty làm ăn đàng hoàng thì nhà tuyển dụng không bao giờ ngán mấy câu hỏi như vậy. Họ sẽ trả lời rất kỹ. Cơ hội để pr “công ty của chị tốt lắm” ? Nếu nhà tuyển dụng lập lờ, hoặc vì thế mà có ác cảm với bạn, thì bạn nên đi phỏng vấn xin việc nơi khác. Tui nói thật.

4, Em cần thử việc mấy tháng và lương thử việc là bao nhiêu % lương chính thức?

Cái này cứ đúng luật mà nghe. Thông thường thử việc không quá 60 ngày, kết quả thử việc phải báo trước nếu không mặc định là được lên chính thức. Lương thử việc không dưới 85% lương chính thức.Thường thì bên tuyển dụng sẽ chủ động nói luôn phần này đầu vòng phỏng vấn xin việc, khi họ giới thiệu về công việc, công ty, đãi ngộ. Bên nào lập lờ cái này phải chạy ngay

5, Em cần chuẩn bị trang thiết bị gì khi đi làm?

Nghe đây có vẻ như câu hỏi thừa khi đi phỏng vấn xin việc (vì giờ đâu chả yêu cầu có laptop). Nhưng có một số nơi yêu cầu laptop mạnh, máy ảnh cá nhân cái loại mấy chục trẹo ấy chẳng hạn. Không phải ai cũng có và nó là một khoản chi phí khá lớn nên mình phải hỏi trước.

6, Em sẽ được nhận những khoản thu nhập nào? Khoản nào fix, khoản nào tuỳ tình hình?

– Lương cứng có fix hông, dựa trên ngày công hay dựa theo tháng hay dựa theo kpi?

– Phụ cấp ăn trưa gửi xe có hông?

– Thưởng ngày lễ có hông? Hông cần nhiều nhưng phải có mới vui nha.

– Thưởng KPI có mốc hông? Mọi người thường đạt mốc nào, hay đặt ra cho có chứ KPI cao như cây nêu chưa ai đạt được?

Đọc thêm : Chinh phục mọi câu hỏi phỏng vấn

 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!