Câu hỏi phỏng vấn: Bạn đã làm gì để vượt qua căng thẳng và áp lực? [+Ví dụ chi tiết]

Hiện tại bạn là học sinh hay đã đi làm? Dù bạn đang làm gì đi chăng nữa thì việc “đối đầu” với một mớ…

...
Twitter
LinkedIn
câu hỏi phỏng vấn
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hiện tại bạn là học sinh hay đã đi làm? Dù bạn đang làm gì đi chăng nữa thì việc “đối đầu” với một mớ công việc siêu to khổng lồ, cùng với việc chạy deadline vẫn là điều không tránh khỏi trong cuộc sống. Và tất cả những sự ấy đã không ít lần gây ra cho bạn căng thẳng và áp lực đúng không nào.

Vì vậy, “Bạn đã làm gì để vượt qua căng thẳng và áp lực?” là câu hỏi phỏng vấn rất phổ biến trong các cuộc phỏng vấn ở mọi lĩnh vực. Vậy bạn làm cách nào để trả lời câu hỏi này cho tốt? Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây đừng bỏ lỡ thông tin nào nha!

Dụng ý của nhà tuyển dụng

  • Bạn xử lý căng thẳng theo chiều hướng tốt hay xấu: Ai cũng đôi lần gặp phải căng thẳng áp lực trong công việc, nhưng mỗi người lại có một cách xử lý khác nhau. 

Mặt thứ nhất, bạn lúc nào cũng tỏ ra tiêu cực khi gặp căng thẳng chẳng hạn như  bộc lộ căng thẳng ra bên ngoài dưới dạng tức giận hoặc buồn bã, phản ứng với căng thẳng một cách khó chịu, hay thậm chí để cho căng thẳng cản trở hoặc làm giảm chất lượng công việc.

Mặt khác, bạn đối phó với áp lực theo một cách tích cực hơn thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn hơn ví dụ như bạn được thúc đẩy bởi áp lực lành mạnh và sử dụng nó để tạo ra công việc chất lượng, hiệu quả, cũng như tránh căng thẳng bằng cách lập kế hoạch trước và ưu tiên công việc.

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Cami Dobrin
  • Liệu các vấn đề căng thẳng bên ngoài công việc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn hay không: Các nhà tuyển dụng thông thường sẽ tìm kiếm những ứng viên có thể đối phó với một loạt các tình huống căng thẳng, cho dù đó là những tình huống liên quan đến cá nhân hay công việc.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi phải chọn bạn? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn: Bạn sẽ là ai sau 5 năm nữa? [+ví dụ chi tiết]

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn đã làm gì để vượt qua căng thẳng và áp lực?”

Khi bạn bắt đầu chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi này, hãy nghĩ về khoảng thời gian bạn đã trải qua căng thẳng ở nơi làm việc cũ hay lúc còn đi học.

  • Dành một chút thời gian để suy nghĩ về cách bạn tiếp cận với căng thẳng

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét các câu hỏi dưới đây để giúp bạn lập kế hoạch cho một câu trả lời tích cực, tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng cho thấy bạn đã suy nghĩ về mối quan hệ của mình với căng thẳng:

  • Nguyên nhân vì sao gây ra tình hình căng thẳng?
  • Phản ứng của bạn như thế nào?
  • Bạn đã xử lý hoặc giảm bớt căng thẳng như thế nào?
  • Nếu bạn có thể phản ứng lại tình huống đó, bạn sẽ làm gì khác hơn so với cách xử lý trước đó?
  • Sự căng thẳng đã giúp ích hay làm ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào?

Lưu ý: Bạn cũng nên cẩn thận trong việc lựa chọn tình huống căng thẳng. Nếu bạn nói rằng bạn bị căng thẳng khi được giao nhiều chiến dịch truyền thông, trong khi bạn biết rằng công việc bạn đang ứng tuyển sẽ đòi hỏi bạn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, lúc này nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn có vẻ như bạn không phù hợp với vị trí này.

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Koto
  • Tập trung vào những câu chuyện và ví dụ để truyền tải khoảnh khắc phát triển cá nhân.

Điều này sẽ giúp bất kỳ nhà tuyển dụng nào hiểu cách bạn biến căng thẳng thành tích cực – đặc biệt nếu bạn đưa ra ví dụ mà căng thẳng thực sự đã giúp ích cho công việc của bạn theo một cách nào đó thì câu trả lời sẽ rất hiệu quả. Một vài tình huống tích cực bạn có thể tham khảo như:

  • Bạn lập kế hoạch trên Google Calendar để đối phó với “mớ” deadline sếp giao
  • Khi làm việc nhóm, bạn cố gắng chủ động lắng nghe những quan tâm của đồng nghiệp, thường xuyên kiểm tra xem bản thân họ có đang bị áp lực hay không từ đó giải quyết để làm việc nhóm tốt hơn tránh gây căng thẳng.
  • Khi đối phó với một khách hàng không hài lòng, thay vì tập trung vào cảm giác căng thẳng, bạn nên tập trung vào nhiệm vụ trước mắt, khả năng giao tiếp hiệu quả vào đúng thời điểm sẽ giúp giảm bạn bớt căng thẳng.
  • Hãy chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp theo.

Tùy thuộc vào câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn những câu hỏi tiếp theo. Hãy chuẩn bị để mở rộng hoặc giải thích câu trả lời của bạn nếu họ muốn biết thêm chi tiết hoặc hiểu bối cảnh về cách bạn xử lý căng thẳng liên quan đến vị trí công việc. Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi tiếp theo mà bạn có thể được hỏi:

  • Vị trí này đòi hỏi khả năng đối phó với sự mơ hồ, không rõ ràng. Vậy thì làm thế nào để bạn xử lý căng thẳng khi không có câu trả lời rõ ràng?
  • Bạn xử lý căng thẳng như thế nào khi phải đưa ra những quyết định khó khăn?
  • Làm thế nào để bạn xử lý căng thẳng khi nó liên quan đến người khác?
  • Bạn có nghĩ rằng có những hình thức căng thẳng lành mạnh không?

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

Câu trả lời mẫu

  • Ví dụ 1

Tiếng Việt

“Em thực sự làm việc tốt hơn khi có áp lực và em thấy rằng em thích làm việc trong một môi trường đầy thử thách. Ngày trước khi làm biên tập viên, em thấy rằng khi em sắp tới hạn deadline, em có thể tạo ra một số tác phẩm sáng tạo nhất của mình.

Ví dụ, bài báo đợt tháng 4 của em, bài mà kéo được nhiều lượt đọc nhất trong tháng đó, đã được giao cho em chỉ vài ngày trước ngày đăng. Em đã sử dụng áp lực của deadline để khai thác khả năng sáng tạo và sự tập trung của mình.”

Tiếng Anh

“I actually work better under pressure and I find that I enjoy working in a challenging environment. The day before I worked as an editor, I found that when I hit a deadline, I was able to produce some of my most creative work.

For example, my journal in April, which got the most reads that month, was delivered to me just a few days before the publication date. I used the pressure of deadlines to harness my creativity and focus.”

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Koto
  • Ví dụ 2

Tiếng Việt 

“Đối với em, áp lực rất quan trọng. Áp lực tốt — chẳng hạn như có nhiều nhiệm vụ hoặc deadline sắp tới sẽ giúp em luôn có động lực và làm việc hiệu quả. Tất nhiên, có những lúc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến căng thẳng. Tuy nhiên, em rất giỏi trong việc cân bằng nhiều dự án và đáp ứng công việc đúng thời hạn; khả năng này giúp em tránh việc cảm thấy căng thẳng quá mức.

Ví dụ, vào thời điểm cuối năm, công ty cũ diễn ra rất nhiều chương trình sale, em đã từng có ba chiến dịch PR lớn đến hạn trong cùng một tuần. Tuy nhiên, vì em đã tạo ra một lịch trình chi tiết, em chia từng chiến dịch thành các nhiệm vụ nhỏ, nên em đã cố gắng hoàn thành cả ba chiến dịch trước thời hạn và tránh được căng thẳng không cần thiết.

 Tiếng Anh

“For me, pressure is very important. Good pressure — a lot of tasks or upcoming deadlines, help me to stay motivated and productive. Of course, there are times when too much pressure can lead to stress. However, I’m very good at balancing multiple projects and meeting deadlines; This ability helps me avoid feeling overly stressed.

For example, at the end of the year, the old company held a lot of sales programs, I used to have three big PR campaigns due in the same week. However, since I created a schedule that detailed how I would break down each project into small assignments, I managed to complete all three campaigns ahead of time and avoided unnecessary stress.
—————————–
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!