Hướng dẫn viết CV ngành Nhân sự ấn tượng [+Mẫu CV miễn phí]

Khi muốn bắt đầu thử sức với một công việc trong ngành Nhân sự, điều đầu tiên và cũng rất quan trọng bạn cần làm…

...
Twitter
LinkedIn
CV ngành nhân sự
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Khi muốn bắt đầu thử sức với một công việc trong ngành Nhân sự, điều đầu tiên và cũng rất quan trọng bạn cần làm là chuẩn bị cho mình một chiếc CV đủ chất lượng để có thể ứng tuyển thành công. Trong bài viết này, CareerPrep sẽ hướng dẫn cụ thể cách chuẩn bị một chiếc CV ngành Nhân sự dành cho những bạn mới nhé.

HR (Human Resources) là làm gì?

Ngành nhân sự là một trong những ngành rất hot hiện nay. Bạn có thể làm nhiều việc khác nhau sau khi ra trường. Chẳng hạn như quản lí nhân sự, nhân viên nhân sự, chuyên viên tuyển dụng…  Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu đúng và đủ và ngành nhân sự, thường có sự nhầm lẫn rằng làm nhân sự là đi tuyển dụng. Thực ra, cũng giống như hiểu lầm phổ biến “Marketing là làm quảng cáo” nhưng thực ra nó có nhiều mảng khác nhau, thì ngành này cũng như vậy. Có thể chia ngành Nhân sự thành 4  nhóm công việc chủ yếu:

  • Nhóm công việc tuyển dụng: Lên kế hoạch, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, sắp xếp và thực hiện phỏng vấn ứng viên, soạn thảo hồ sơ,…
  • Nhóm công việc về lương thưởng và phúc lợi: Xây dựng và thực hiện các chính sách lương thưởng, phúc lợi cho nhân sự trong công ty
  • Nhóm công việc hành chính: Xử lý một số giấy tờ hành chính và công việc liên quan tới hậu cần như: mua văn phòng phẩm, chuẩn bị các buổi liên hoan, du lịch,…
  • Nhóm công việc đào tạo và phát triển: Thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo nhân viên mới như giới thiệu công ty, quy định, hồ sơ nhân viên,…
Ví dụ một bản mô tả công việc vị trí Thực tập sinh Nhân sự

Một số vị trí entry-level dành cho HR newbie bạn có thể thử sức là?

Có nhiều vị trí khác nhau mà các bạn có thể thử sức khi mới vào ngành. Đương nhiên mức lương ở vị trí fresher sẽ không quá cao, nhưng bù lại thì bạn có cơ hội thử và đánh giá sự phù hợp của bản thân đối với ngành này. Đây là một số công việc phổ biến nhất trong ngành:

  • Các vị trí thực tập sinh về tuyển dụng
  • Nhân viên tuyển dụng
  • Nhân viên đào tạo và phát triển
  • HR admin – Nhân viên hành chính, nhân sự
Art by Lattice

Làm thế nào để viết CV ngành Nhân sự?

Một nguyên tắc quan trọng khi viết CV ngành Nhân sự, đặc biệt là những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, là CV đó phải thể hiện được những tố chất phù hợp với ngành này và đồng thời phải cho thấy được những trải nghiệm liên quan đến ngành bạn đã từng có. Tại sao lại là “trải nghiệm”, đó là bởi vì newbie thường là những bạn chưa có nhiều cơ hội cọ xát môi trường thực tế, do đó có thể chưa có nhiều “kinh nghiệm”. Nhưng bù lại, bạn có thể phân tích “trải nghiệm” của mình.

Tips: Tìm hiểu về cách viết CV cơ bản trước khi đọc bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và vận dụng tốt hơn những hướng dẫn

Cũng giống như những ngành khác, viết CV ngành Nhân sự cũng bao gồm những bước cơ bản sau:

  • Thông tin cá nhân

Nội dung phần này bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nhà ở… Đây là những thông tin bắt buộc phải có trong mẫu CV ngành Nhân sự. Có không ít người điền thiếu mục này vì nghĩ rằng không quan trọng. Tuy nhiên, phải nhớ rằng đây chính là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn.

  • Mục tiêu nghề nghiệp 

Nếu bạn nghĩ một dòng chữ ngắn như mục tiêu nghề nghiệp sẽ không quan trọng lắm thì bạn sai rồi đấy, vì dòng này sẽ tóm gọn và thể hiện con người bạn là ai. Nguyên tắc chung khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Nhân sự là hãy bao gồm cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Đối với những newbie ngành Nhân sự, mục tiêu đó cần gắn với định hướng phát triển trong ngành của mình.

Ví dụ đối với CV ngành Nhân sự: 

👉 Mục tiêu ngắn hạn (trong 2 năm tới): Học và lấy các chứng chỉ liên quan Human Management  trên LinkedIn, nâng cao năng lực chuyên môn.
👉  Mục tiêu dài hạn (3-5 năm): nỗ lực làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để trở thành trưởng phòng Nhân sự của công ty

  • Trình độ học vấn

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào mục này để đánh giá một phần năng lực chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên điền những dấu mốc quan trọng, không liệt kê một cách quá chi tiết, các thông tin nên gắn gọn và phải thật súc tích.

  • Kinh nghiệm làm việc ngành Nhân sự

Kinh nghiệm làm việc là một trong những thông tin quan trọng hàng đầu đối với nhà tuyển dụng khi xem xét một bản CV. Một ứng viên biết cách thể hiện các kinh nghiệm làm việc phù hợp trong CV luôn có nhiều cơ hội hơn những người khác. 

Bạn cần nắm được nguyên tắc của phần này là trình bày thông tin cụ thể, có số liệu rõ ràng và chỉ lựa chọn những kinh nghiệm liên quan đến ngành Nhân sự. 

Một số kinh nghiệm thường gặp ở CV ngành Nhân sự entry-level có thể kể đến:

  • Thực hiện quy trình tuyển dụng của Công ty, lập kế hoạch tuyển dụng
  • Tìm kiếm những ứng viên tiềm năng qua các website việc làm/các kênh social, 
  • Hỗ trợ quản lý việc chấm công, tính lương, quản lý giờ giấc của nhân viên.
  • Soạn thảo các chính sách nhân sự theo nhu cầu phát triển & khảo sát của công ty

Tips: Hãy sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng trong ngành Nhân sự như kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo,…để tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng.

Bạn có thể tham khảo thêm cách trình bày kinh nghiệm theo dạng lượng hóa cho một số vị trí entry-level ở mẫu CV ngành Nhân sự ở cuối bài nhé.

Đọc thêm: Làm thế nào để lượng hóa CV?

  • Kỹ năng

Dựa vào những kinh nghiệm CareerPrep có gợi ý ở trên, sẽ có những kỹ năng bạn cần tập trung trong thể hiện trong CV ngành Nhân sự là:

– Kỹ năng tìm kiếm thông tin
– Kỹ năng xử lý vấn đề
– Kỹ năng tổ chức
– Kỹ năng giao tiếp
– Hoạt động ngoại khóa

Hãy lựa chọn những hoạt động liên quan tới nhân sự nhất bạn đã từng tham gia, ví dụ như: Thành viên ban nhân sự dự án A, lên kế hoạch tuyển và phỏng vấn thành viên, đảm bảo chất lượng đội ngũ dự án

Hoạt động bạn trình bày cần ngắn gọn, súc tích, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các thông tin, kinh nghiệm học được và được sắp xếp theo thời gian hợp lí từ thời gian gần nhất đến xa nhất.

Bạn có thể thấy đó, viết CV ngành Nhân sự không khó. Quan trọng là cách bạn thể hiện những kinh nghiệm/trải nghiệm đã có của mình trong CV làm sao thật khéo léo và đủ để nhà tuyển dụng có thể cảm thấy sự phù hợp.

Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị CV, hãy tải mẫu CV ngành Nhân sự chất lượng miễn phí ở cuối bài nhé. Chúc bạn thành công ứng tuyển vào vị trí Nhân sự mong muốn.

Template CV theo ngành (Eng &Việt)

Điền email để tải tài liệu miễn phí

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!