Làm thế nào để tôi vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông?

Từ những ngày còn “mài đũng quần” trên ghế giảng đường đến những ngày họp ở công ty, pitching hay những buổi tiệc tùng,… bất…

...
Twitter
LinkedIn
Sợ nói trước đám đông
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Từ những ngày còn “mài đũng quần” trên ghế giảng đường đến những ngày họp ở công ty, pitching hay những buổi tiệc tùng,… bất kì thời điểm nào bạn cũng đều có thể sẽ phải đứng lên thuyết trình. Hơn thế nữa, với sự phát triển của kinh tế – xã hội đồng nghĩa với việc yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ cao hơn. Do đó, việc trang bị cho bản thân một kĩ năng mềm là điều không thể thiếu và PUBLIC SPEAKING – Thuyết trình trước đám đông – một kĩ năng tuyệt vời giúp ích cho bạn rất nhiều trong tương lai đấy. Bạn đã bao giờ thấy ai làm sếp mà sợ nói trước đám đông chưa ^^

Nhiều người coi Public speaking là một lợi thế, họ thoải mái, vui vẻ trong việc thuyết trình như thể đó là cách họ “sạc pin” cho cơ thể vậy. Nhưng với một số người khác thì không được như vậy. Những người mang trong mình nỗi sợ nói trước đám đông thường có xu hướng né tránh khi được giao nhiệm vụ thuyết trình, hay “tim đập, chân run” và quên hết những gì cần nói. Hmm… nghe tréo ngoe nhỉ? Vậy thì bây giờ hãy cùng CareerPrep bước từng bước đẩy lùi nỗi sợ đó nha!

1. Vì sao bạn lại sợ nói trước đám đông?

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình lại sợ nói trước đám đông đến thế không? Là vì bạn lo sợ người khác sẽ đánh giá tệ? Hay là bạn đang cố dè chừng những ánh mắt nhìn về phía bạn? 👀

sợ nói trước đám đông
Nguồn: Pinterest.

Trong Rich Dad, Poor Dad, Robert Kiyosaki từng đề cập, “Theo các bác sĩ tâm thần, chứng sợ nói trước đám đông xuất phát từ nỗi sợ bị tẩy chay: Chúng ta sợ quá nổi bật, sợ bị chỉ trích, sợ bị chế giễu và bị ruồng bỏ ”. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi con người từ thời nguyên thuỷ đến nay, chúng ta sống theo bầy đàn và cảm giác bị tách biệt ra khỏi bầy đàn đó là nỗi sợ kinh điển nhất. Sợ hãi là một cơ chế tự nhiên của con người khi cảm thấy bị đe dọa và đó là điều rất bình thường, có ai mà không có nỗi sợ nào cơ chứ! 
Xem thêm: Những nỗi sợ điển hình của con người mà Marketer cần biết

Bản chất của việc sợ nói trước đám đông là do bạn sợ bản thân nói sai, nói người ta không thèm để ý và từ đấy dấy lên cảm giác bị chối bỏ. Tuy nhiên, đây không phải một mối nguy hiểm nào cả và lí do chúng ta cùng phân tích nỗi sợ bắt nguồn từ đâu là để giúp bạn xác định đúng thứ để tìm cách cho “ra đảo” ngay thôi. 
Xem thêm: Xác định đúng vấn đề là bạn đã giải được nửa bài toán

2. Làm sao để đẩy nỗi sợ đó ra xa?

📌 Tập trung vào bài thuyết trình thay vì lo lắng xem bản thân trông như thế nào
Có một điều chúng ta thường làm như một thói quen: Để ý bản thân trông như thế nào (tôi có đẹp không, tôi có đang đúng tác phong hay không,…) mỗi khi giao tiếp với người khác. 

Sợ nói trước đám đông
Nguồn: Pinterest

Thật ra, việc giữ các tác phong chuyên nghiệp như biểu cảm, cử chỉ tay, dáng đứng, trang phục,…cũng rất cần thiết. Song, lí do cốt yếu khiến mọi người ngồi lại và nghe bạn nói là nhờ thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Thông điệp đó như thế nào (có ích gì cho họ, có phải điều họ muốn nghe không, niềm tin bạn gửi gắm trong thông điệp là gì,…) mới là thứ giữ chân người khán giả ở lại. Còn những yếu tố bề ngoài chỉ như là một điểm cộng khi phát biểu thôi. Vì thế, hãy tập trung phần lớn năng suất để đầu tư cho bài thuyết trình thật hiệu quả nhé!
Xem thêm: Tác phong chuyên nghiệp, gặt lấy điểm cộng khi thuyết trình

📌 Fake it until you make it – Biến giả thành thật
Mặc dù tự tin quyết định đến 80% sự thành công, nhưng thực chất, bản thân ai cũng mang trong mình những điều khiến họ thấy tự ti. Đừng bất ngờ khi bạn thấy một người diễn thuyết vô cùng sôi nổi trên sân khấu nhưng khi ánh đèn vừa tắt, họ liền run rẩy, lo lắng không biết mình làm có tốt hay không.  

Public speaking
Nguồn: Pinterest.

Ông bà ta có câu “đẹp khoe, xấu che” quả không sai. Cho nên, dù bạn có mang nỗi sợ nói trước đám đông đi chăng nữa thì hãy giấu nó đi, cứ vờ như mình là một người tự tin trong việc thuyết trình thôi. Một lần, hai lần, rồi ba lần,…cứ vờ như vậy rồi sẽ có ngày bục diễn thuyết nào cũng trở thành “sân chơi” của riêng bạn.

3. Vài tips nhỏ giúp bạn sẵn sàng cho mọi bài thuyết trình

✨ Take note những thông tin quan trọng
Một tip hay cho các bạn đó là thay vì viết hết tất cả nội dung xuống giấy và đọc theo, bạn chỉ cần viết những thông tin quan trọng, từ những thông tin đó hãy tập nói lại theo cách bạn hiểu. Sau đó, lại take note một lần nữa những điều quan trọng bạn vừa nói ra. Điều này sẽ khiến bạn không bị quá cứng nhắc trong lúc thuyết trình, bài thuyết trình cũng sẽ sinh động hơn rất nhiều.

✨ Luyện tập trước với bạn bè
Nỗi sợ sẽ không thể mất ngay lập tức được nên bạn cần phải thích ứng dần với nó. Ban đầu, bạn có thể luyện tập một mình, sau đó nhờ 1-2 người bạn đến nghe, rồi lại tiếp tục 5-6 người (những người không quen thì càng tốt), rồi 10-15 người,…cứ như thế cho đến khi bạn có thể đứng nói trước hàng trăm người.

✨ Sửa lỗi bằng cách ghi hình và xem lại
Nhiều người thường khuyên rằng nên luyện nói trước gương, đó không phải là một ý kiến tệ nhưng bạn sẽ khó biết chắc rằng mình sai ở chỗ nào. Bằng cách ghi hình buổi luyện tập, bạn có thể xem đi xem lại đoạn video để “soi” kĩ những lỗi sai mình thường mắc phải và có thể dùng nó để là tư liệu so sánh cho những buổi luyện tập khác của mình.

✨ Giảm thiểu các tác nhân gây lo lắng
Những câu cổ vũ đại loại kiểu “cố lên, đừng lo lắng gì cả” thật sự chẳng khiến nỗi sợ của bạn bay mất ngay lập tức được được. Thay vào đó bạn hãy kiểm tra chắc chắn xem mình đã chuẩn bị thật kĩ càng về nội dung, bản trình chiếu, âm thanh, thời gian…hay chưa. Bằng cách này bạn có thể bớt đi khá khá tác nhân gây lo lắng đấy. À, đừng quên hít thở thật sâu, uống đủ nước để giúp não bộ thư giãn và bình tĩnh hơn nha!

✨ Đừng quên eye contact nhé!
Thường thì eye contact chính là mấu chốt rất quan trọng khiến người thuyết trình trở nên gần gũi với khán giả, nhưng đáng buồn thay, đây là một điểm yếu đối với những ai sợ nói trước đám đông. Bởi vì lo sợ nên họ thường “quét ngang” toàn bộ căn phòng cùng một lúc thay vì nhìn vào từng người khán giả. Điều này rất khó để cải thiện, tuy nhiên,  “nước chảy đá mòn” mà, CareerPrep tin tập luyện thật nhiều lần chính là chìa khóa tối ưu nhất. Khi thuyết trình hãy cố gắng nhìn vào từng người khán giả cụ thể, tạo cho người đó cảm giác như mình đang nói chuyện với riêng họ nhé.

Public speaking
Nguồn: Pinterest

Khả năng thuyết trình tốt sẽ mang đến cho bạn rất nhiều thăng tiến trong học tập, công việc và các mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, nỗi sợ thuyết trình trước đám đông đã vô tình chôn vùi rất nhiều nhân tố tài giỏi. Qua bài viết này, hy vọng những ai đang bị nỗi sợ đó bủa vây có thể tìm ra cách khắc phục được nó để cho những điểm mạnh khác của bản thân có cơ hội tỏa sáng rực rỡ. 

Xem thêm: Cần làm gì để thăng tiến?
Xem thêm: 5 bài học bạn nên biết để làm chủ kỹ năng Public Speaking từ Steve Jobs
—————
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!