Big idea là gì? – Tự học Marketing 04

Một ý tưởng lớn đến mức khiến tất cả mọi người khi đọc lên phải wow? Big Idea rất quan trọng trong marketing nên đây…

...
Twitter
LinkedIn
Big idea - tự học marketing
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Một ý tưởng lớn đến mức khiến tất cả mọi người khi đọc lên phải wow? Big Idea rất quan trọng trong marketing nên đây chính xác là phần kiến thức bạn phải bổ sung trong quá trình tự học marketing.

Vậy hiểu như thế nào cho đúng về Big Idea?

1. Big idea là gì?

“Big idea” nghĩa là ý tưởng lớn. Vậy lớn cỡ nào? Ý tưởng đấy phải lớn đến mức nó bao hàm và xuyên suốt mọi hoạt động Marketing cũng như trên mọi nền tảng truyền thông.

Hãy tưởng tượng big idea như một cái ô & bao trùm bên dưới là tất cả các ý tưởng, hoạt động nhỏ khác nhưng đều được gắn kết chặt chẽ với nhau để truyền tải được “big idea” đấy.

2. Tại sao chúng ta cần có big idea?

  • Giải quyết vấn đề khách hàng: 
    Ở phần trước, chúng ta đã bàn về insight – những nỗi sợ/mong muốn thầm kín của người tiêu dùng. Vậy bước tiếp theo là gì sau khi ta phát hiện insight đó. Phải giải quyết, gỡ rối bằng ý tưởng của mình thôi đúng không? 

    Vậy giải quyết bằng gì? Big idea sinh ra là để làm điều đó. Xem ví dụ cho dễ hình dung nhỉ ^^

    Đây là campaign nổi tiếng của nhà IKEA (thương hiệu nội thất số 1 nước Mỹ) dành cho những người khuyết tật đã thắng giải Cannes Lions 2019.
    Khách hàng mục tiêu (những người khuyết tật) của họ đang gặp phải một vấn đề lớn rằng: khi sống trong chính ngôi nhà của mình, họ bị bao quanh bởi các vật dụng, nội thất to lớn, cồng kềnh và với giới hạn trong cơ thể, họ luôn luôn khó khăn để cầm, nắm, sử dụng chúng như người bình thường. Ý tưởng lớn gì giúp IKEA giải quyết đây?

    -> Big idea: ThisAbles – Bộ sưu tập các thiết bị add-ons được thiết kế riêng, giúp người khuyết tật có thể nâng, mở, cầm các thiết bị trong nhà một cách thuận tiện. 

Đến đây, bạn đã thấy Big idea thật “quyền năng” rồi đúng không? Chính xác nó là câu trả lời cuối đường hầm cho bài toán Marketing của bạn sau 7749 tiếng nghiên cứu đủ thể loại đó.

  • Kết nối mọi hoạt động Marketing để chúng trở nên nhất quán trong việc truyền tải
    Tưởng tượng, nếu không có big idea (cái dù khoanh vùng suy nghĩ lại) thì bạn sẽ nghĩ ra đủ thể loại ý tưởng để giải quyết insight khách hàng. Tuy nhiên, mọi thứ không thể rời rạc như thế.

    Thế giới này đã quá đủ quảng cáo đập vào mặt người dùng rồi. Nếu bạn có nhiều ý tưởng nhưng chúng rời rạc, không thống nhất thì khách hàng sẽ sớm quên bạn thôi. Vì thế, chúng ta cần 1 big idea để kết nối mọi thứ lại và đủ sức mạnh chung tay thuyết phục khách hàng. 

3. Các tiêu chí để tickbox một chiếc big idea thật “wow”:

  • Aha moment:
    Big idea bạn phải có “aha moment” – tạm hiểu là lúc chúng ta vỡ oà một khúc mắc gì đó. Kiểu như “À thì ra là thế”. Trong marketing, khoảnh khắc này phải oà ra khi sản phẩm của bạn xuất hiện, tương tác với người tiêu dùng.

    Thế nên, nếu không aha, big idea bạn có thể hữu ích cho insight của họ nhưng nó sẽ không đủ lực để khiến người ta mua hàng nhé
Big-idea-tu-hoc-marketing
  • Có sự cô đọng, súc tích:
    Big idea muốn người tiêu dùng chú ý đến thì không nên quá lê thê, dài dòng. Big idea truyền tải được đầy đủ thông điệp một cách cô đọng, xúc tích sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhớ đến hơn.

    Ví dụ những Big idea như chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s: “Đi thật xa để khám phá, để trải nghiệm, để trưởng thành và để trân trọng hành trình trở về hơn” , hay với chiến dịch “Courage is beautiful” của Dove nghĩa là “giữa tâm bão đại dịch, tinh thần dũng cảm, đức hy sinh thầm lặng, lòng nhân ái mới chính là nét đẹp cao quý và tỏa sáng nhất”.
  • Tính bao quát
    Những chiến dịch Marketing (đặc biệt là IMC) diễn ra trong một thời gian nhất định thường được triển khai trên nhiều loại hình khác nhau như TV, Bus, Website, Facebook,… do đó, hành trình khách hàng sẽ rất phức tạp. Để người tiêu dùng có thể nắm được thông tin của từng hoạt động trong chiến dịch một cách rõ nhất, hiệu quả nhất qua những platform khác nhau thì Big idea cần phải đủ bao quát.

    Nếu Big idea không đủ bao quát thì sẽ rất khó để xây dựng một chiến dịch truyền thông có quy mô lớn và đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
  • Là ý tưởng thương hiệu/sản phẩm bạn có thể thực thi được:
    “Ừ ý tưởng thì hay đó nhưng nó liên quan gì thương hiệu của bạn thế” – Hãy tránh lỗi siêu to khổng lồ này nhé bởi không ai muốn bỏ tiền ra làm đủ thể loại Marketing nhưng cuối cùng không khán giả nào nhớ về mình.

4. Các tips tạo ra một big idea:

  • Xác định đối tượng mục tiêu 
  • Đào Insight
  • Tìm điểm kết nối thương hiệu
    Khi nghĩ ra một Big idea hay, bạn cần cân nhắc rằng “liệu Big idea này có liên kết với giá trị và định vị của thương hiệu hay không?” để tránh trường hợp Big idea nghe thì có vẻ hay nhưng lại chẳng liên quan gì đến thương hiệu. Để xác định được Big idea, trước hết bạn phải có cái nhìn sâu sắc về: định vị, phân khúc, đối thủ, các chiến dịch trước đó, USP,… 

    Hoặc nếu bạn không thể nghĩ ra được Big idea nào giải quyết insight nhưng không liên quan tới thương hiệu. Có thể bạn đã sai từ bước chọn insight để giải quyết rồi đó

    Xem thêm: Các sai lầm phổ biến khi viết Insight

5. Các công cụ hỗ trợ bạn nghĩ ý tưởng trong quá trình tự học marketing: 

Ấy vậy, khi brief được giao trong sự gấp gáp của deadline, không phải ai cũng siu nhân để có thể đẻ ý tưởng mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, CareerPrep gợi ý bạn một vài nguồn hữu ích trong việc giúp bạn có ý tưởng nhé. 

Xem thêm: 5 phương pháp nghĩ ra ý tưởng độc đáo

Tìm ý tưởng

Qua quá trình “nhỏ to” về Big idea vừa rồi chắc hẳn đã giúp các bạn thêm hiểu hơn vì sao người ta nói “Một chiến dịch truyền thông có Big idea hay đã chạm được 60% thành công rồi”. Quả thực, Big idea là bài toán nan giải cho tất cả các Marketers khi bắt đầu lên kế hoạch cho một chiến dịch truyền thông. Nhưng, một khi đã xác định được Insight khách hàng và xây dựng một Big idea “bùng nổ” thì tiếng vang của chúng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm trọn trái tim khách hàng & thúc họ mua hàng nhé!

Xem thêm:
Wiki marketing: Cẩm nang A-Z cho người mới bắt đầu

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!