1 nhà quản lý giỏi – giỏi nhất là làm gì?

Bài viết gốc được CareerPrep Team trích dẫn từ “Tố chất của một nhà quản lý giỏi: Biến giao tiếp thành kỹ nghệ, làm giàu EQ,…

...
Twitter
LinkedIn
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết gốc được CareerPrep Team trích dẫn từ “Tố chất của một nhà quản lý giỏi: Biến giao tiếp thành kỹ nghệ, làm giàu EQ, nâng cao IQ” của trang Cafebiz.

Khả năng xã hội gần tương đương với chỉ số cảm xúc, nên người có EQ cao đa phần đều giao tiếp xã hội rất tốt. Tư duy nhạy bén cùng khả năng giao tiếp tốt sẽ là tố chất cần có của một nhà quản lý giỏi.

Có người đã hỏi chuyên gia EQ Daniel Goleman về lời khuyên cho những nhà quản lý Trung Quốc. Và câu trả lời của Goleman khiến nhiều người rất ngạc nhiên. Ông ấy nói rằng: “Tôi nghĩ các nhà quản lý Trung Quốc nên cải thiện chỉ số IQ của họ trước.”

Một người quản lý đến từ Thanh Đảo đã hỏi thế này: “Làm thế nào để vượt trội hơn những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành?”

Tuy chỉ hỏi một câu nhưng không khó để mọi người có thể hình dung ra tình huống mà anh ta đang gặp phải.

 

Có rất nhiều cách trả lời về vấn đề này, một trong những cách đó là:

Khi bạn mở bất kỳ cuốn sách giáo khoa quản lý nào, bạn sẽ thấy ba khả năng chính của nhà quản lý. Nó đến từ Robert Katz, một học giả trẻ đang dạy tại trường Harvard vào thời điểm đó. Katz nói rằng một nhà quản lý cần có ba khả năng: Khả năng kỹ thuật, khả năng xã hội và khả năng khái niệm.

  • Khả năng kỹ thuật là khả năng chuyên môn. Ví dụ, khi bạn làm giám đốc tài chính, bạn nhất định phải có hiểu biết về tài chính. Khi bạn là giám đốc nhân sự, bạn phải hiểu về nguồn nhân lực. Hoặc khi bạn là giám đốc marketing cho một hãng xe ô tô, bạn cũng cần hiểu về ô tô và biết quy trình marketing hiệu quả… Cho nên mới nói, khả năng kỹ thuật của nhà quản lý thường đến từ kinh nghiệm.

  • Bàn về khả năng xã hội, nói một cách dễ hiểu, khả năng xã hội chính là kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh, mối quan hệ này bao gồm cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác… Vì năng lực xã hội gần tương đương với chỉ số cảm xúc, nên người có EQ cao đa phần đều giao tiếp xã hội rất tốt.

quản lý
Nguồn: Unplash

 

  • Vậy khả năng khái niệm của nhà quản lý là gì?
    Đây là khả năng phân tích và nhận thức chung. Ai đó nói với bạn một câu hỏi, và sau khi nói về nó trong một thời gian dài, bạn không giải thích rõ ràng được rằng đây có phải là ý mà người bạn kia muốn truyền đạt hay không?

    Thế là bạn phải hỏi lại họ để xác nhận, và khi họ bảo: “Đúng, chính là ý này!” thì bạn mới dám khẳng định cái mình hiểu là đúng. Đây gọi là khả năng khái niệm.

Khả năng của một nhà quản lý thường được phân chia thành khả năng kỹ thuật, khả năng xã hội và khả năng khái niệm. Nhìn thấy bản chất của sự vật, nhìn thấy các mối liên hệ giữa các sự vật chính là khả năng khái niệm của một nhà quản lý. Thông thường, khả năng khái niệm của nhà quản lý phụ thuộc vào IQ.

 

Vậy điều quan trọng hơn cả việc biết đến 3 điều này của nhà quản lý là gì?

quản lý
Nguồn: Unplash

 

Chính là hiểu được tầm quan trọng của từng khả năng, nó có thể thay đổi vị trí của bạn trong tổ chức từ thấp lên cao. Khả năng kỹ thuật đôi khi trở nên ít quan trọng hơn, nhưng khả năng xã hội luôn luôn cần thiết trong mọi thời đại, còn khả năng khái niệm lại ngày càng quan trọng!

Khi IBM mời Gerstner về làm CEO, rất nhiều người đã cười nói: “Sao có thể tìm một người bán bánh quy về bán máy tính cơ chứ?”

Nhưng kết quả Gerstner đã làm rất tốt. Bởi vì ở cấp độ nhân viên bán hàng, các khả năng kỹ thuật cần thiết trong việc bán bánh và máy tính có thể khá khác nhau, nhưng ở cấp độ CEO, điều quan trọng nhất là khả năng khái niệm!

Nhắc lại về câu hỏi của người quản lý ở đầu bài, câu hỏi của anh ta (question) đã tiết lộ vấn đề của anh ta (problem).

Anh ta hỏi: “Làm thế nào để vượt trội hơn những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành?”

Điều này chứng tỏ anh ấy chỉ chăm chú vào trình độ kỹ thuật. Nếu chỉ xét về phương diện kỹ thuật, thì những nhân viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành nhất định đều sẽ được làm quản lý cả rồi. Nhưng thực tế tại sao lại có nhiều người trẻ trình độ kỹ thuật thấp hơn lại đi xa hơn thế?

Điều đó có nghĩa là cấp trên không chỉ dựa vào khả năng kỹ thuật để xếp vị trí cho một người. Anh ấy nên cố gắng trau dồi nhiều hơn, phát triển toàn diện về khả năng giao tiếp, làm giàu EQ và cách lý giải của bản thân về những vấn đề xung quanh.

Đây không chỉ là một năng lực cần thiết, mà nó còn là trách nhiệm mỗi chúng ta nên phụ trách.

Điều cốt lõi khi nói về một nhà lãnh đạo thường được gói gọn trong 8 chữ: Vận động quần chúng giải quyết vấn đề.

Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật là quản lý, giải quyết các vấn đề mang tính thách thức là lãnh đạo.

Trách nhiệm của các nhà quản lý không phải làm sao để “điều khiển” nhân viên giải quyết các vấn đề kỹ thuật, mà là làm thế nào để “dẫn dắt” họ, “điều động” họ giải quyết những khó khăn và thách thức trước mắt.

T.B. Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job.

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!