Nghề Headhunting – Chị đã bắt đầu với nghề như thế nào?

Chị là Trang hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo…

...
Twitter
LinkedIn
Headhunting
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Chị là Trang  hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Toàn bộ hành trình của chị bắt đầu từ khi chị lựa chọn theo học ngành Quản trị nguồn nhân lực của NEU vì bố chị ở trong nghề quản trị nhân lực, nên chị muốn đi theo nghề của bố.

Làm Headhunting, nhưng khởi đầu bằng Nhân Sự

Khi bắt đầu tiếp xúc với những kiến thức trên trường, chị đã cảm thấy hơi nhàm chán vì nó khá lý thuyết và cũ kĩ, có lẽ đã xuất hiện từ những thập kỉ trước rồi… Bản thân chị biết mình là một đứa nhiều năng lượng, rất đam mê việc trải nghiệm những cái mới, cái thú vị nên trong năm cuối cùng, chị đã quyết định đi thực tập ở các công ty với hy vọng mình sẽ có các trải nghiệm mới mẻ hơn những lý thuyết trên trường.

Chị đã may mắn trở thành thực tập sinh cho Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC), và bước ngoặt đầu tiên đã đến với chị khi chứng kiến công việc hàng ngày của các anh chị làm bộ phận Nhân sự tại BIC.

Chán, rất chán và rất rất chán :< Công việc hàng ngày của các anh chị bộ phận nhân sự chỉ quanh đi quẩn lại hai việc chính: tuyển người (đăng tin tuyển dụng, hẹn phỏng vấn, cứ thế lặp đi lặp lại) và đào tạo (ngồi chuẩn bị giáo trình đào tạo, giống như thầy giáo cô giáo ngày xưa cứ phải soạn giáo trình trước khi lên lớp).

Thật vậy đó, nghề Nhân sự ở Việt Nam nói chung (đến cả hiện tại) thường được coi như là bộ phận hành chính chỉ có nhiệm vụ đi tuyển người về và lo những việc giấy tờ mất thời gian… Ngoài ra còn một số công việc bàn giấy khác như làm C&B (lương thưởng, phúc lợi) và giấy tờ, hồ sơ…. Và chị nhận ra rằng chị không hề muốn mắc kẹt trong cuộc sống buồn tẻ này trong suốt quãng đời đi làm còn lại 🙁 Cảm thấy cứ …sai sai.

Xem thêm: Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?

Khởi đầu của hành trình Headhunting

Trước viễn cảnh nhàm chán đó, chị đã có một quyết định táo bạo: Chị nói với bố rằng “Con không tin nghề nhân sự lại nhàm chán đến vậy, con sẽ đi du học để xem trời tây họ làm HR như thế nào.”Chị quyết định học hỏi nốt rồi nghỉ việc ở BIC chỉ sau 1 tháng. 6 tháng sau đó, chị tập trung học IELTS để tìm kiếm cơ hội và chị đã may mắn có cơ hội theo học chương trình Master chuyên ngành Human Resources Development của trường University of Lincoln, UK.

Những năm tháng bên UK, chị đã được tiếp xúc những góc nhìn rất global về ngành phát triển nhân lực. Họ không coi bộ phận nhân sự chỉ là cái “máy đi tuyển người” như ở Việt Nam, họ có cái nhìn rộng hơn rất nhiều: HR là bộ phận vô cùng quan trọng trong bất kì tổ chức kinh doanh nào, với nhiệm vụ tối ưu toàn bộ quy trình vận hành của tổ chức và tiết kiệm nhiều tiền cho công ty.

Tóm gọn lại, nếu như tất cả các cá nhân, phòng ban trong công ty là những mắt xích trong bộ máy thì HR là bộ phận đảm bảo rằng những mắt xích đó phối hợp với nhau trơn chu, “nuột” nhất có thể nhằm cùng nhau đạt được mục tiêu chung của cả công ty.

  • Nếu khu vực nào thiếu mắt xích, HR sẽ tìm kiếm mắt xích phù hợp để lắp thêm vào (tuyển dụng),
  • Khu vực nào mắt xích bị yếu, HR sẽ “tra thêm dầu” vào để nó trơn tru hơn (đào tạo nha chứ các bạn đừng hiểu lầm là tăng lương =))) nhưng cũng có thể sẽ tăng lương đó)
  • Nếu các mắt xích lỏng lẻo và dễ hỏng, HR sẽ tạo ra “văn hóa môi trường làm việc” nhằm giữ cho các mắt xích gắn bó với bộ máy lâu nhất có thể.

Và còn một số công việc khác nữa, toàn bộ công việc chỉ có một mục đích duy nhất: tối ưu chi phí cho công ty, các em chỉ cần hiểu đơn giản vậy thôi.Quay trở lại với câu chuyện ở UK, bước ngoặt thứ hai đã đến với chị khi lần đầu chị tiếp xúc với nghề Headhunting: “Recruitment Consultant”, đại loại là đi tìm người ở những vị trí “hiếm có khó tìm” ngoài thị trường tuyển dụng, nghề còn có một tên gọi khác là Headhunter – đi “săn” người.

Phải nói rằng, khi biết đến sự tồn tại của nghề headhunting này, chị đã bị thu hút hoàn toàn bởi vì chị sẽ được đi tuyển dụng cho rất nhiều công ty khác nhau, vậy là chị sẽ được thoải mái bay nhảy, liên tục đi gặp hết khách hàng này, ứng viên khác chứ không ngồi lì một chỗ làm những công việc giấy tờ như ở đại đa số các công ty Việt Nam.

Những lần ứng tuyển Headhunting đầu tiên

Nhưng đời không như mơ, chị có đi apply vị trí Headhunting tại các công ty ở bên UK, và chị đã…trượt sạch :((( phần vì vấn đề gia hạn Visa lâu dài, phần vì chị cũng hơi non nữa…Sau này khi nhìn lại thì đúng hồi ấy mình non thật, từ những kĩ năng mềm, giải quyết vấn đề cho đến những kĩ năng liên quan đến công việc khác… Giá mà hồi sinh viên chị đầu tư thêm thời gian tìm hiểu về những kĩ năng như vậy thì hồi ấy chắc hẳn sẽ đỡ chật vật hơn nhiều rồi.

Vậy làm thế nào bây giờ? Chị đã quyết tâm không quay về Việt Nam làm việc, vì không muốn quay về cái viễn cảnh nhàm chán, phần vì chị đã cảm thấy: bản thân mình được thử thách mình hơn nữa, nên chị đã quyết định tìm công việc liên quan đến Headhunting tại Singapore.

Chị đã đánh cú liều lớn nhất từ bé đến lúc í: Đặt vé một chiều qua Singapore tìm việc, kể cả khi lúc đó chị chưa được nhận vào công ty nào. Biết sao được, chị đã hứa với bản thân mình sẽ phải trải nghiệm một cuộc sống thú vị. Bằng mọi giá phải kiếm được công việc ở Singapore!

Công việc Headhunting đầu đời của chị!

Sau khoảng thời gian phỏng vấn liên tục qua Skype, cuối cùng chị đã nhận được Offer chỉ 5 tiếng trước khi lên máy bay sang Singapore! (không biết phải diễn tả cái cảm giác này thế nào cơ mà nó kiểu một chút lo lắng, một chút tự hào, một chút thở phào nhẹ nhõm). Công ty mà chị ứng tuyển tên là Gravitas, một công ty headhunting nổi tiếng trong mảng Bảo Hiểm có trụ sở bên Anh, rất may là chị vừa có ngoại ngữ, vừa có kinh nghiệm từng làm công ty Bảo Hiểm BIC, nên sếp bên Singapore đã đồng ý đưa ra offer cho chị.

Chị đã vô cùng háo hức trong suốt hơn 17 tiếng trên máy bay, đến mức ngay sau khi xuống sân bay, chị đã vứt luôn vali ở sân bay và bắt taxi đến thẳng Văn phòng của Gravitas để ký hợp đồng nhận việc headhunting, hôm đó là sáng thứ sáu, và sau đấy T7 và CN chị mới đi tìm nhà!

Đó, trên đây là câu chuyện khởi đầu cho hành trình kéo dài gần 7 năm trong lĩnh vực HR- Headhunting của chị. Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây và nếu các bạn đang thắc mắc về ngành HR nói chung hay Headhunting nói riêng thì đừng ngại connect với chị nha. Ngoài ra, nếu các bạn quan tâm thì chị có share thêm nhiều nội dung về kiến thức nghề nhân sự, headhunting hay hành trình lựa chọn và ứng tuyển các công ty, thì các bạn hãy bấm vào tên tác giả của chị để xem thêm các bài viết khác nhé!

—-

Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!