CV “trái ngành” nên trông như nào?

Khi đi xin việc cùng ngành, bạn có thể lấy kinh nghiệm làm “điểm tựa” nhưng nếu xin việc trái ngành, rất nhiều ứng viên…

...
Twitter
LinkedIn
CV tìm việc
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Khi đi xin việc cùng ngành, bạn có thể lấy kinh nghiệm làm “điểm tựa” nhưng nếu xin việc trái ngành, rất nhiều ứng viên lại tỏ ra lúng túng và loay hoay tìm cách khiến cho CV tìm việc của mình trở nên nổi bật. Vậy thì hãy áp dụng ngay 5 tuyệt chiêu này nhé!

1. Không có kinh nghiệm thì “kỹ năng” chính là vũ khí

CV tìm việc

Khi quyết định “lách” sang một công việc khác trái ngược hoàn toàn với ngành bạn đang làm, hãy tập trung làm nổi bật những kỹ năng vốn có của mình để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Học kỹ năng gì đầu tiên khi bước vào trường đời?

Ví dụ nếu bạn đã từng làm trưởng nhóm dự án ở công ty cũ, hoặc trưởng ban ở CLB, hãy tự tin đưa kĩ năng lãnh đạo (leadership) vào CV tìm việc của mình bởi vì cho dù bạn theo đuổi ngành nghề nào thì nhà tuyển dụng cũng có xu hướng tìm kiếm những nhân sự có khả năng quản lí tốt và truyền được cảm hứng cho những người xung quanh

2. Đừng ngại đưa vào những hoạt động ngoại khóa

CV tìm việc

Nếu bạn không có kinh nghiệm đối với công việc bạn đang muốn ứng tuyển, hãy dành khoảng không gian lớn trong chiếc CV tìm việc để đề cập đến những hoạt động ngoại khóa, tình nguyện mà bạn đã tham gia. Điều này không có nghĩa bạn phải “ôm đồm” tất cả những gì bạn đã làm bên ngoài trường học vào bản CV tìm việc mà hãy biết chọn lọc những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn muốn ứng tuyển cho phù hợp.

Xem thêm: Đi làm tình nguyện từ 4 năm đại học, có nên hay không?

Ví dụ bạn muốn apply vào vị trí sales nhưng lại chưa có kinh nghiệm làm sales tại bất cứ công ty nào, hãy mạnh dạn đưa vào thông tin bạn từng tham gia câu lạc bộ trong trường với vị trí là thành viên ban đối ngoại và nêu những thành tích bạn đạt được, ví dụ như xin được tài trợ cho sự kiện của câu lạc bộ,… CareerPrep Team tin chắc rằng mặc dù bạn chưa từng chính thức làm sales ở công ty nào nhưng bạn vẫn sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng bởi khả năng đàm phán và thuyết phục người khác của bạn đấy.

Xem thêm: Làm Freelancer từ thời sinh viên có khả thi không?

3. Biến những kinh nghiệm không liên quan thành liên quan

CV tìm việc

Nghe có vẻ rất phi lí nhưng nếu khéo léo một chút, bạn vẫn hoàn toàn có thể “hạ gục” được nhà tuyển dụng. Để áp dụng được phương pháp này, bạn phải thực hiện rõ ràng ba bước:

Đầu tiên, hãy đọc kĩ mô tả công việc (job description): Có 2 phần rất quan trọng đấy là công việc bạn cần làm và kĩ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn cần phải đọc kĩ từng dòng ở 2 phần này, sau đó tự liệt kê ra giấy xem với mỗi dòng đó thì nhà tuyển dụng đang đòi hỏi gì từ chúng ta nhé.

Tiếp theo, hãy phân tích kĩ những công việc mình đã làm trước đây: thay vì chỉ gạch đầu dòng những đầu việc to, hãy tập nhìn vào các công việc hằng ngày mình làm là gì, cho dù rất nhỏ nhưng biết đâu bạn vẫn có những thứ liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.

Xem thêm: Kỹ năng chuyển đổi là gì? Tại sao nhóm kỹ năng này lại quan trọng?

Ví dụ như bạn đừng chỉ gạch đầu dòng công việc của bạn là quản lí các kênh social cho công ty như Facebook, Website,… mà hãy ghi ra chi tiết bạn đã làm gì để quản lí chúng như bạn đã theo dõi những trang tin tức lớn, cập nhật các trend để đưa vào bài viết hay thậm chí, bạn đã “nằm vùng” tại các group to nhỏ để seeding kéo tương tác cho Fanpage của công ty,…Bước cuối cùng là cố gắng tìm điểm giao thoa giữa job description và kinh nghiệm làm việc.

Xem thêm: 10 cách giúp profile LinkedIn của bạn trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng (P1)

Ví dụ bạn muốn apply vào vị trí nhân sự (HR) và trong bản mô tả công việc, một trong những nhiệm vụ bạn cần làm đó chính là “tổ chức các hoạt động gắn kết các nhân viên trong công ty”. Kinh nghiệm làm HR bạn không có nhưng bạn từng làm telesale cho một công ty khác. Bạn hoàn toàn có thể đưa vào CV tìm việc và nhấn mạnh điểm điểm chung giữa hai công việc ấy. Đó chính là yêu cầu về khả năng lắng nghe, thấu hiểu được những người xung quanh yêu thích điều gì để có thể mang lại giá trị mà họ mong muốn.

Viết CV tìm việc với các bạn trái ngành chưa bao giờ là dễ dàng nhưng CareerPrep Team mong rằng, với những gợi ý trên, các bạn có thể viết ra được một chiếc CV tìm việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhanh chóng nhận được mail mời phỏng vấn nhé!

Ngoài ra, nếu bạn thấy nội dung này hữu ích, đừng quên đọc thêm những bài viết khác của nhóm, cũng như tham gia cộng đồng CareerPrep trên Facebook để tương tác với cộng đồng bọn mình nhé!

—————————

CareerPrep xin gửi đến bạn đọc một vài bài viết nổi bật khác xoay quanh chủ đề Định hướng nghề nghiệp & Ứng tuyển, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho chiếc CV tìm việc của các bạn: 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!