Học trái ngành, làm Marketing được không?

Marketing là ngành có số người trái nghề chuyển sang nhiều nhất. Những người làm marketing giỏi nhất chưa chắc đã có background chuẩn ngành…

...
Twitter
LinkedIn
career switch marketing
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Marketing là ngành có số người trái nghề chuyển sang nhiều nhất. Những người làm marketing giỏi nhất chưa chắc đã có background chuẩn ngành đào tạo bài bản về marketing, và ngược lại.  

Người trái ngành vẫn hoàn toàn có thể trở thành một marketer giỏi. Lý do vì sao thì hãy cùng Careerprep tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trái ngành không phải là vấn đề quá lớn khi bạn làm Marketing

#Marketing – ngành dễ gần với bất kỳ ai

– Mang đậm tính “con người”: Marketing là ngành học xoay quanh việc thấu hiểu và tương tác với con người. Những yếu tố như tâm lý khách hàng, xu hướng tiêu dùng,… đều là những điều chúng ta ít nhiều đã có kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc tiếp cận và nắm bắt kiến thức marketing trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những ngành kỹ thuật chuyên sâu khác.

– Nguồn tài liệu tự học phong phú: Không cần phải đến trường lớp, bạn hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức marketing từ rất nhiều nguồn khác nhau. Sách, blog, khóa học online, hội thảo, cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm,… tất cả đều sẵn sàng giúp bạn khám phá thế giới marketing rộng lớn.

#Tuy nhiên, marketing thân thiện nhưng không dễ dãi

Marketing là kết hợp của khoa học và nghệ thuật.

Tính khoa học nằm ở:

  • Tư duy logic: từ các mô hình, framework, ma trận đánh giá, tới cấu trúc thực thi một chiến dịch hay xây dựng bản kế hoạch marketing.
  • Số liệu: từ việc thực hiện khảo sát, đến phân tích dữ liệu và dự đoán kết quả.

Tính nghệ thuật (nhân văn) thể hiện ở sự thấu cảm với khách hàng, sáng tạo, kỹ năng kể chuyện, xây dựng mối quan hệ và thẩm mỹ trong thiết kế.

Việc trái ngành chuyển sang Marketing sẽ gặp khó khăn ở khía cạnh khoa học vì có thể chưa nắm rõ framework và cách làm, tuy nhiên chỉ cần học và đọc sâu là được.

Còn yếu tố nghệ thuật thì bạn sẽ tích lũy được nó qua việc làm đủ  lâu và quan sát sâu sắc. 

Marketing luôn luôn cập nhật

Nghề này vốn không hề cố định. Các công cụ,nền tảng mạng xã hội thuật toán thay đổi liên tục, các khái niệm mới ra đời, thị trường biến đổi, đối thủ ngày một mạnh hơn. Vì vậy nếu chỉ mang những kiến thức cơ bản từ trường lớp ra và sử dụng năm này qua năm khác là không thể. Đòi hỏi bạn phải học hỏi, phải làm liên tục, rất nhiều công sức và thời gian nếu không muốn bị “đào thải”.

-> Trái ngành không phải là vấn đề quá lớn khi làm marketing, tuy thế, để vươn tới đỉnh cao, bạn cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng, rèn luyện tư duy và đặc biệt là luôn sẵn sàng thích ứng với những thay đổi của ngành.

Vậy, trái ngành sang marketing làm sao để cạnh tranh khi đi tìm việc?

#Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc

Học: Bắt đầu với các khóa học miễn phí, để nắm vững kiến thức căn bản về Marketing. Quan trọng nhất là xác định điểm mạnh, điều bản thân làm tốt để chọn ngách phù hợp. Sau đó, tìm mentor và tham gia các khóa học chuyên sâu để nâng cao kiến thức. Đã xuất phát sau, bạn nên học có chiến lược, tiết kiệm mà hiệu quả.

Đọc thêm: Wiki Marketing 101– Cẩm nang A-Z cho người đúng & trái ngành

Thi: Thử sức với các cuộc thi về marketing hoặc chương trình MT để thu nhặt kiến thức cũng như trau dồi các kỹ năng cần có của nghề. Bạn sẽ được chỉ bảo, sửa sai từ đồng đội, người cố vấn đồng hành trong cuộc thi đó.

#Tập tành tạo portfolio

Vì bạn là người không có kinh nghiệm, nên nhà tuyển dụng sẽ không nhìn vào các con số kết quả mà sẽ chú trọng vào khả năng, thái độ cầu thị và tinh thần học hỏi. 

Bạn có thể thực hiện các dự án giả lập (sample work) cho các công ty bạn muốn ứng tuyển hay các brand mà bạn yêu thích:

  • Research thông tin về brand
  • Giả lập mục tiêu, timeline phù hợp và xây dựng kế hoạch 
  • Triển khai một số content mẫu 

Điều này giúp bạn chứng minh được năng lực tự nghiên cứu, lên kế hoạch, sản xuất nội dung cũng như là sự chủ động của bản thân. Chắc chắn sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

#Đánh giá các kỹ năng chuyển đổi 

Khi “nhảy ngành”, việc đánh giá các kỹ năng chuyển đổi là rất quan trọng – những khả năng và kinh nghiệm có thể áp dụng vào lĩnh vực mới của bạn.

 Bạn phải đủ hiểu điểm mạnh của bản thân. Suy ngẫm về kinh nghiệm làm việc và các dự án trước đây để xác định những kỹ năng có giá trị trong lĩnh vực marketing, thí dụ như giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy phân tích 

Xem thêm: Chưa có kinh nghiệm, viết CV ấn tượng như thế nào?

Tóm lại, marketing là ngành dễ bắt đầu khó để tồn tại, nếu không chịu update bản thân liên tục bằng trải nghiệm trong nghề và kiến thức chuyên môn. Bạn sẽ luôn bắt gặp những người làm trái ngành vẫn trở thành những người làm tiếp thị – truyền thông cực giỏi.

Trái ngành không phải là điểm yếu, không chịu học hỏi và thay đổi mới chính là điểm yếu!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!