5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp,…

...
Twitter
LinkedIn
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO?

Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào trong việc Marketing sản phẩm?

Chào mừng bạn tới series “Cơ bản nhưng chưa chắc bạn đã biết về Marketing”

Level 1: Bán sản phẩm (Product)

Nghĩa trên mặt chữ, chỉ kinh doanh mặt hàng dựa trên tính năng, đặc điểm sẵn có của nó. Ví dụ, người mua cần nước rửa chén, mình có mình bán. Nguyên tắc cung cầu cơ bản, không có gì đặc biệt. Đa số các doanh nghiệp đều khởi đầu với nền móng marketing kiểu này.

–> Nhưng vì ai cũng làm vậy, thì mình lấy cái gì để cạnh tranh?

Mĩ Hảo, Sunlight, LIX, Power, Ez Clean,… cùng trên kệ nhưng khách bốc 1 chai lạ hoắc, tại cái nào cũng có công dụng làm sạch chén bát.

Level 2: Bán giải pháp (Solution)

Chủ doanh nghiệp bắt đầu có cách làm mới, nghĩa là cải tiến sản phẩm dựa trên những nỗi đau (pain points) chưa được giải quyết của người dùng.

Tiếp tục ví dụ nước rửa chén, Sunlight đã bổ sung các thành phần tự nhiên, không gây hại cho da tay vào sản phẩm khi biết người sử dụng thường xuyên bị khô hay bong tróc da tay sau khi rửa chén xong.

Khách lại nhìn một kệ vô số loại nước rửa chén khác nhau nhưng thấy có Sunlight đánh trúng điểm yếu của mình là sợ hại tay cũng như sức khỏe thì tất nhiên sẽ ưu tiên mua của hiệu này.

–> Tuy nhiên, các đối thủ khác cũng sẽ nhanh chóng bắt chước theo, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp hơn nữa.

Level 3: Bán Lối sống (Lifestyle)

Ở cấp độ này, các thương hiệu gắn sản phẩm hay dịch vụ của họ với một lối sống cụ thể nhằm khơi dậy nguyện vọng và mong muốn của đối tượng mục tiêu. Cụ thể , doanh nghiệp tạo ra viễn cảnh về một cuộc sống tốt đẹp hơn mà khách hàng sẽ có khi sử dụng sản phẩm.

Ví dụ gần gũi là Uniqlo – nhãn hiệu thời trang bán lẻ của Nhật luôn muốn hướng người tiêu dùng tới một cuộc sống thoải mái, tiện lợi khi nhìn vào thiết kế tối giản của sản phẩm. Hoặc các local brand Việt Nam, giá trên trời và promote lối sống phá cách, khác biệt cho giới trẻ.

Để làm việc này không phải dễ do thương hiệu phải thực sự hiểu giá trị và mục tiêu mà khách hàng họ theo đuổi, nếu không mọi thứ sẽ dễ manh mún và tạo ra tranh cãi khi đụng chạm đến những gì đi ngược lại với suy nghĩ của họ.

Vậy làm sao để hiểu?

–> Trở thành ‘khách hàng’ – người trực tiếp trải nghiệm thứ bạn đang bán.

Nếu làm tốt ở mức độ này, doanh nghiệp có thể xây cho mình một cộng đồng khách hàng trung thành, những người sẵn sàng lan tỏa thương hiệu của bạn đến bất kỳ ai họ quen.

Level 4: Bán cảm xúc (Feeling)

Những trải nghiệm đáng nhớ là khi chúng khơi gợi lên nhiều cảm xúc nơi khách hàng. Vậy nên nhiệm vụ của marketing của cấp độ này là phải tạo được ở người dùng những cảm xúc nhất định khi nhìn thấy sản phẩm thương hiệu.

Ví dụ như công viên giải trí của Disney được thiết kế để gợi lên những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ thời thơ ấu, đưa khán giả về lại thế giới thần tiên nhiệm màu và những câu chuyện cổ tích thú vị. Sự kết nối cảm xúc này thôi thúc khách hàng quay trở lại nhiều hơn dù họ có thể đã lớn, bởi ở đây họ được ‘mua lại’ cả niềm vui và nỗi nhớ về tuổi thơ.

–> Cảm xúc là động lực thúc đẩy hành vi của con người. Vậy nên việc doanh nghiệp tận dụng đúng những cảm xúc phù hợp có thể tạo ra kết nối sâu sắc và lâu dài với khách hàng.

Level 5: Bán danh tính (identity) – sự nhận diện

Nói dễ hiểu là sản phẩm giúp người dùng thể hiện họ là ai. Sản phẩm đóng vai trò như một câu chuyện kể về khách hàng về những nét đặc trưng mà chỉ riêng họ hoặc cộng đồng họ có.

Thương hiệu ở cấp độ này không chỉ bán sản phẩm hay cảm xúc; họ dường như trở thành một với người dùng, hiểu mọi mong muốn, hành vi, suy nghĩ của người dùng.

VD tiêu biểu là Apple, hãy tưởng tượng 1 người vào quán cafe, mở máy macbook lên, bạn sẽ nhìn bạn này theo kiểu “uhmm có thể là dân thiết kế, sáng tạo, hoặc tài chính tốt, làm ở các môi trường sang chảnh, chú trọng vào thiết kế, ngoại hình,….”

–> Đây là cấp độ cao nhất của marketing, tạo ra sự kết nối mật thiết với người dùng và trở thành sự đại diện cho họ

Một ví dụ khác nổi tiếng không kém là Chanel, chủ tịch của Chanel đã phát biểu rằng “CHúng tôi không bán túi xách, chúng tôi bán ước mơ”. Câu nói này thể hiện rõ nhất “danh tính” sản phẩm đại diện cho cá nhân.

Tuy nhiên để đến được level này là vô cùng khó, đặc biệt là khi người tiêu dùng cũng như bản thân doanh nghiệp liên tục sao nhãn bởi các luồng thông tin khác nhau từ Internet cũng như thương hiệu khác.

Thời gian để mức độ marketing của một thương hiệu tăng dần cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nguồn lực, bối cảnh kinh tế, vòng đời sản phẩm,…

Nhưng trái ngọt là sản phẩm của thương hiệu khó bị bắt chước hay thay thế vì chúng đã có một chỗ đứng vững trong tâm trí khách hàng.

Tóm lại thì càng lên cao, bức tranh về marketing càng phải được nhìn rộng ra và cái khó là làm sao để những nét vẽ của thương hiệu đều có sự liên kết và tạo được cái gì đó ý nghĩa cho người dùng.

Kết bài thì vẫn câu hỏi đấy, doanh nghiệp của bạn đã đạt đến cấp độ nào trong marketing rồi?

Để tìm hiểu thêm về Marketing thực tiễn, được giảng dạy, bạn có thể xem thêm tại khóa học:

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!