Mức lương ngành Logistics: Việc nặng lương cao?

Bên cạnh một số ngành nghề nổi bật hiện nay như Marketing, Sales, HR.. thì Logistics là 1 trong những ngành đang rất được săn…

...
Twitter
LinkedIn
mức lương ngành Logistics
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bên cạnh một số ngành nghề nổi bật hiện nay như Marketing, Sales, HR.. thì Logistics là 1 trong những ngành đang rất được săn đón. Có rất nhiều lý do mà nhiều bạn chọn theo học ngành này như được trải nghiệm với nhiều lĩnh vực đa dạng, tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế,… và chắc chắn một lí do không thể thiếu đó chính là mức đãi ngộ về lương khá cao. Hiểu được điều này, nhà CareerPrep sẽ đem đến cho các bạn những thông tin cụ thể về mức lương trong ngành Logistics và 1 số vị trí của ngành này để các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi. 

Một số vị trí và mức lương ngành Logistics

Môi trường làm việc của những bạn theo học ngành Logistics có thể nói là rất đa dạng vì tính chất ngành liên quan đến rất nhiều bộ phận và môi trường làm việc khác nhau. Sau khi ra trường, các bạn có thể lựa chọn làm việc cho các doanh nghiệp chuyên về Logistics, xuất nhập khẩu, vận tải,… tại nhiều phòng ban. Cũng vì vậy mà mức lương của từng vị trí trong ngành có sự chênh lệch nhất định với nhau

Nguồn: Pinterest

1. Vận hành kho 🏠

1.1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse Officer)

Đối với vị trí Warehouse Officer công việc chính sẽ là nhận đơn và sắp xếp lịch vận chuyển hàng của khách; quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa,báo cáo số liệu cho Warehouse Supervisor,…. Công việc này yêu cầu có những kiến thức về chuyên ngành vận tải cùng với các kĩ năng cần có khác. 

Mức lương cho vị trí này dao động trong khoảng từ 6 – 8tr/ tháng và không yêu cầu có quá nhiều kinh nghiệm, phù hợp với các bạn sinh viên vừa mới ra trường

1.2. Giám sát kho ( Warehouse Supervisor)

Đây là vị trí đảm nhiệm công việc giám sát mọi hoạt động diễn ra trong kho. Giám sát hàng hóa xuất nhập; quản lý và điều phối vận chuyển hàng hóa tồn kho với các phòng ban liên quan; giám sát và quản lý nhân viên kho, nhân viên phụ kho,..Ngoài những kiến thức chuyên môn cần có thì đối với một Warehouse Supervisor cần một tinh thần trách nhiệm, kỹ năng điều phối và quản lý thời gian,… 

Nguồn: Pexels

Vì Warehouse Supervisor chỉ đứng sau Warehouse Manager nên thu nhập có thể được xem là khá cao, rơi vào khoảng 10 – 29tr/ tháng. Mức lương của Warehouse Supervisor phụ thuộc vào quy mô của nhà kho bạn làm việc và kinh nghiệm sẵn có của bản thân. 

Xem thêm: Lương ngành Kế toán – Kế toán

1.3. Quản lý kho (Warehouse Manager)

Warehouse Manager có thể được coi là người đứng đầu và có quyền hạn cao nhất trong bộ phận kho. Nhiệm vụ chính của Warehouse Manager đó là quản lý hàng hóa và vật tư trong kho, phân bổ các nguồn lực có sẵn, quản lý nhân viên của bộ phận kho.

Bởi đây là một vị trí cao nên những yêu cầu công việc cũng gắt gao hơn (bằng cấp, kĩ năng, năng lực,..) và kinh nghiệm tối thiểu để có thể ứng tuyển vào vị trí này là 5 năm trở lên. Cũng giống như Warehouse Supervisor thu nhập sẽ phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của doanh nghiệp và kinh nghiệm, mức lương trung bình dao động từ 13,4tr – 40tr/ tháng.

2. Thu mua 💲

2.1. Chuyên viên thu mua (Purchasing Officer)

Công việc cụ thể của một Purchasing staff đó là lập kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, đánh giá kế hoạch đặt hàng, theo dõi tình trạng đơn,…Những yêu cầu về vị trí Purchasing cần có là kiến thức thực tế về thông tin giá cả, hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường và các kĩ năng mềm cần thiết khác như kĩ năng giao tiếp, đàm phán, sáng tạo,… 

Mức lương mà một Purchasing Staff có thể kiếm được trung bình từ khoảng 8 – 10tr/ tháng.

2.2. Giám sát thu mua (Purchasing Supervisor)

Nhiệm vụ mà vị trí này cần đảm nhiệm phần lớn là chịu trách nhiệm nhóm mặt hàng được phân công, thực hiện mua hàng, theo dõi, hỗ trợ các nhân viên khác trong phòng giải quyết các công việc và lập kế hoạch thu mua,….

Để có thể làm việc tại vị trí này cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và có kiến thức và kĩ năng bổ trợ khác. Thu nhập mà một Purchasing Supervisor có thể kiếm được từ 10 – 20tr/ tháng.

Nguồn: Pinterest

2.3. Quản lý thu mua (Purchasing Manager)

Sau Purchasing Supervisor thì không thể không nhắc đến Purchasing Manager.  Nhiệm vụ chính thường là quản lý quá trình mua hàng của doanh nghiệp, xác định phương pháp tiết kiệm chi phí, phát triển chiến lược, báo cáo các hoạt động với ban giám đốc. 

Chính vì đây là một chức vụ khá cao trong doanh nghiệp nên những yếu tố về kĩ năng, kiến thức chuyên môn vững chắc là những yêu cầu bắt buộc để có thể làm việc tại vị trí này. Ngoài ra một Purchasing Manager cần có ít nhất trên 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành. Mức lương mà 1 người kiếm được khi làm công việc này khởi điểm từ 15tr/tháng thậm chí có thể lên đến hơn 40tr/ tháng

3. Xuất/Nhập khẩu (Export/Import) 🚚

3.1. Nhân viên xuất nhập khẩu (Import/Export Executive)

Công việc của một Import/Export Executive tương tự một Purchasing Officer và Sales như tìm kiếm nhà cung cấp, chuẩn bị các chứng từ thanh toán,… Mức thu nhập thường dao động trong khoảng 7tr – 9tr/ tháng. 

3.2. Chuyên viên xuất nhập khẩu (Senior Import/Export Executive)

Khi bạn có nhiều kinh nghiệm trong nghề thì cấp bậc tiếp theo bạn có thể đạt được đó là vị trí Senior. Công việc của một Senior cũng vì thế mà cũng nhiều hơn trước ngoài những công việc trước đây thì bạn sẽ đảm nhận việc quản lý, theo dõi hoạt động giao nhận hàng hóa, kiểm soát hoạt động khai báo hải quan, …. Ở vị trí này bạn cần có kinh nghiệm ít nhất 3 năm và các kĩ năng kiến thức liên quan khác. Thu nhập mà một Senior Import/Export Executive có thể nhận được từ 18 – 30tr/tháng 

Nguồn: Pinterest

3.3. Quản lý xuất nhập khẩu (Import/Export Manager)

Cuối cùng là Import/Export Manager, người đứng đầu phong ban XNK, chịu trách nhiệm điều hành, hoạt động chung về công tác XNK của doanh nghiệp,đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp,… Cũng vì thế mà trách nhiệm của một Import/Export Manager cũng vô cũng lớn, chịu rất nhiều áp lực. 

Để làm được vị trí này bạn cần có một kinh nghiệm dày dặn (ít nhất 5 năm), kỹ năng mềm, kiến thức nghề cần nắm vững. Hiện nay, mức lương của Import/Export Manager trung bình là 27tr/tháng. Mức phổ biến của công việc này từ 12tr – 43tr/tháng. 

4. Logistics Manager 📝

Có thể nói đây là vị trí giữ vai trò rất quan trọng bởi các hoạt động liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: sales, marketing và lập kế hoạch. Cụ thể một Logistics Manager có trách nhiệm quản lí các hoạt động logistics như xây dựng kế hoạch và đưa ra chiến lược phù hợp để đem đến hiệu quả các hoạt động logistics, quản lí kho bãi, theo dõi quản lí thông tin thị trường,..Áp lực công việc của một Logistics Manager là rất lớn, chính vì thế đòi hỏi bạn cần có những kinh nghiệm, kĩ năng và kiến thức nhiều năm trong nghề. Mức lương khởi điểm của Logistics Manager trung bình rơi vào khoảng 21tr/tháng. Mức lương phổ biến khoảng từ 11tr – 32tr/tháng. 

5. Supply Chain Manager 🗃️

Supply Chain Manager còn được biết là quản lý chuỗi cung ứng. Đây là vị trí phụ trách việc quản lý và giám sát toàn bộ các hoạt động để có được một sản phẩm hoàn chỉnh, lập kế hoạch thu mua hàng hóa, xác định và quản lý ngân sách mua hàng, công tác xuất nhập khẩu,..Đây có thể coi là vị trí được các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau săn đón, như là: doanh nghiệp sản xuất, vận tải, doanh nghiệp kinh doanh hậu cần. 

Ở vị trí cấp quản lý dễ dàng nhận được mức lương ổn định từ 20tr – hơn 50tr/ tháng tính theo kinh nghiệm, năng lực và các chính sách đãi ngộ khác nhau của các doanh nghiệp 
Xem thêm: Làm Digital Marketing lương có cao không?

Trên đây là những thông tin về vị trí và mức lương bạn có thể nhận được khi ứng tuyển vào các công việc này. Không quá bất ngờ khi Logistics đang là “con cưng” được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn bởi ngành này vô cùng tiềm năng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với cơ hội việc làm ở mọi loại hình doanh nghiệp, thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là tại các tập đoàn đa quốc gia. Mong rằng với những thông tin mà CareerPrep cung cấp trên đây sẽ đem đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích về ngành Logistics hiện nay.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!