Quản lí trẻ thường “vấp” cái gì?

Bài viết được CareerPrep Team trích dẫn từ trang Cẩm nang đi làm của chó sói.  ——————– Trẻ ở đây, ý Chó Sói là bạn…

...
Twitter
LinkedIn
quản lý
Tóm tắt mục lục
Đang tuyển sinh

– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết được CareerPrep Team trích dẫn từ trang Cẩm nang đi làm của chó sói

——————–

Trẻ ở đây, ý Chó Sói là bạn mới vừa lên chức. Không phải bạn bao nhiêu tuổi, mà là thời điểm bạn bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ quản lý.

Tất nhiên, tuổi đời có một số lợi thế nhất định. Trên cương vị quản lý, bạn bắt đầu xa rời dần công việc chuyên môn, để đảm nhận trọng trách với đội ngũ, với con người nhiều hơn. Do đó, tuổi đời sẽ giúp sức ít nhiều cho bạn trong việc đối nhân xử thế.

Chó Sói trở thành người đứng đầu toàn quốc của một bộ phận khi tuổi đời còn trẻ (có thể là một trong những quản lý trẻ tuổi nhất ở một chỗ bự-bự vài ngàn người), và nhận ra, trong số các bạn đang có tiềm năng phát triển cho các vị trí quan trọng (quản lý cấp trung trở lên), những sai lầm dưới đây dễ khiến cho hành trình tiếp tục thăng tiến của các bạn gặp trở ngại, khi bắt đầu trở thành cấp trên của một người khác.

quản lý

Xem thêm: Môi trường Start-up có gì thú vị?

Vậy 03 sai lầm thường gặp nhất ở những quản lý trẻ là gì?

1. Đổ lỗi cho nhân viên:

Khi bạn bắt đầu làm cấp trên của một người, cho dù bạn có đang làm đúng hay không, thì thành quả của nhân viên đó cũng là của bạn. Không có gì để biện hộ. Khi có sự việc không tốt xảy ra, thì câu: “Đó là lỗi của bạn Mèo trong team em, không phải của em. Em đã nhắc bạn rồi!” là một trong những câu biện hộ tệ hại nhất mà bạn có thể nói, đặc biệt là đối với người ở ngoài đội ngũ của bạn.

2. Cho rằng cách làm của bạn là đúng nhất:

Thường thì, xuất phát điểm của việc thăng chức là do bạn giỏi chuyên môn. Công ty hy vọng bạn có thể truyền thụ kinh nghiệm cho cấp dưới của bạn, khi bạn làm quản lý. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng quá trình truyền thụ kinh nghiệm có nhiều điểm khác với việc tự bản thân bạn làm. Do nền tảng, cách xử lý, và trải nghiệm của mỗi người rất khác nhau, việc truyền thụ kinh nghiệm là để nhân viên của bạn có thể hoàn thành công việc tốt nhất theo cách của họ, chứ không phải theo cách của bạn.

Dĩ nhiên, cách của bạn có thể đúng hơn (và thường thì nó đúng hơn). Nhưng, cũng còn nhiều cách đúng khác nữa. Hãy đảm bảo nhân viên hoàn thành kết quả mong muốn, theo cách mà họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng nhất.

Xem thêm: Start-up và công ty nhỏ & vừa (SMEs) có phải là một?

Và trong một chừng mực nào đó, hãy để nhân viên của bạn được phép sai. Bạn có thể không biết lý do vì sao bạn thành công, nhưng bạn thường rất rõ lý do vì sao bạn thất bại. Thất bại giúp nhân viên của bạn học hỏi nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn, không chỉ về kỹ năng, mà còn về thái độ làm việc.

3. Quá sợ hãi để phân quyền:

Bạn đã bao giờ nghe về thuật ngữ “micromanagement” chưa? Nó dùng để chỉ những người quản lý bị ám ảnh trong việc theo dõi và kiểm soát những nhân viên bên dưới, vì lo ngại họ sẽ không hoàn thành công việc theo ý mình. Mục 3 và mục 2 thường đi kèm với nhau, khiến cho nhiều quản lý trẻ vật lộn với công việc, và lao đầu vào làm chuyên môn để hỗ-trợ [làm thay] cho cấp dưới, thay vì phân quyền để tập trung vào điều hành.

Hậu quả là, họ trở nên quá bận rộn, vì vừa phải làm việc của mình, vừa phải làm việc của nhân viên. Do quá sợ hãi để phân quyền, họ không có thời gian phát triển đội ngũ, đặc biệt là người kế nhiệm mình, để có thể lên vị trí cao hơn. Dậm chân tại chỗ hàng tháng, thậm chí là hàng năm trời.

Xem thêm: Làm việc ở công ty lớn có những…nhược điểm gì?

Làm thế nào để khắc phục những sai lầm này?

Ngoại trừ mục số 1, vốn khá dễ để thay đổi, mục số 2 và số 3 cần cả một nghệ thuật để tiến hành, đặc biệt khi bạn yếu về tư duy quản lý. Do không thể gói gọn trong bài viết này, Chó Sói sẽ chia sẻ cho bạn vào một dịp khác.

Nhưng như phần lớn những sự việc khác trên đời này, bạn luôn có thể học hỏi qua việc quan sát người đi trước (như Sếp bạn, đồng nghiệp của bạn…). Đặc biệt, hãy chọn cho mình một người hướng dẫn (mentor) về quản lý. Khi đắn đo không biết hành xử như thế nào là hợp lý, hãy hỏi mentor của bạn trước khi tiến hành. Bạn có thể tránh được nhiều sai lầm bằng cách này.

——————– 

CareerPrep Team xin chân thành cám ơn tác giả bài viết – Cẩm nang đi làm của chó sói vì đã đồng ý cho CareerPrep chia sẻ nội dung vô cùng hữu ích này. Hy vọng bạn đọc của CareerPrep, đặc biệt là các bạn quản lý trẻ có thể học hỏi từ trải nghiệm của Chó Sói, từ đó rút ra cho mình một số bài học khi phải gánh trên vai trách nhiệm quản lý. 

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết hot khác của CareerPrep xoay quanh chủ đề Phát triển bản thân nhé! Dù bạn có là ai đi chăng nữa, việc tôi luyện bản thân và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình từng ngày là điều cần thiết phải không nào? 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: Linkedin – Tiktok – Facebook – Group – Fanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”. Tìm hiểu tại đây!

personal branding
bài viết liên quan
Các khoá học khác
error: Content is protected !!